Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
323798

Tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

Ngày 30/07/2019 21:25:38

Ngày 17/7/2019 tại hội trường UBND xã Nga Phú Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm công tác xây dựng nông thôn mới

Xã Nga Phú nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 12km, có diện tích tự nhiên là 777,3 ha (Trước năm 2016 diện tích đất tự nhiên là 781,64 ha đến năm 2016 sau khi quy hoạch xây dựng nông thôn mới diện tích đất tự nhiên còn 777,3 ha), có 7 thôn với dân số 6.232 người, tỷ lệ theo Đạo Thiên chúa giáo chiếm 53,7%, là địa bàn nằm giáp danh với tỉnh Ninh Bình, có tuyến đường Quốc lộ 10B đi qua dài 2,5km và đường tỉnh lộ 524 với chiều dài 4,5 km. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ lệ lao động thường xuyên trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 65%, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,81%.

Ngay từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, Ban chấp hành Đảng bộ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04 -NQ/ĐU ngày 25/4/2012 về “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015”; các tổ chức đoàn thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã xây dựng chương trình hành động để thực hiện các nội dung, mục tiêu của Nghị quyết.

Đảng uỷ đã thành lập BCĐ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đồng chí, Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó trưởng ban. Thành lập BQL do đồng chí, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, đồng chí phó Bí thư – trực đảng và đồng chí phó Chủ tịch UBND xã làm phó Trưởng ban; tham gia BQL có đại diện các ngành chuyên môn của xã và trưởng các thôn; thành lập Ban phát triển thôn do đồng chí, bí thư Chi bộ thôn làm trưởng ban.

BCĐ đã ban hành quy chế hoạt động, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách tích cực, gắn cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH ở KDC” với phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”.

Để chủ động nắm bắt, tháo gỡ những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo xã đã thành lập các tổ công tác để tham mưu những vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá - xã hội, hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh, các chủ trương, chính sách của nhà nước, Đảng ủy, UBND xã tổ chức quán triệt, phổ biến đến đoàn viên, hội viên và nhân dân được biết để thực hiện

Xây dựng, ban hành kịp thời các Nghị quyết, đề án, kế hoạch đề thực hiện cho cả giai đoạn; định kỳ họp giao ban nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng thành viên ban chỉ đạo, ban quản lý cũng như các ban phát triển thôn.

Tổ chức phát động phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền về nông thôn mới tại khu trung tâm và các khu dân cư tập trung, xây dựng 578 pa nô, 489 khẩu hiệu tường, 36 lượt cụm tin. Qua đó, tạo nên sự đồng thuận, thông suốt và không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các khu dân cư. Nội dung tuyên truyền chủ yếu đó là đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế hộ, phát triển kinh tế gia trại và trang trại, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, công trình vệ sinh, tự giác góp công, đóng góp kinh phí, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà VH thôn, xây dựng đường làng v.v.

Phối hợp với UBMTTQ xã làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, công tác huy động các nguồn lực để hoàn thành các nội dung trong đề án đã được phê duyệt, đồng thời tham gia giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hội nông dân xã chịu trách nhiệm vận động hội viên gương mẫu đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt năng suất chất lượng cao, hướng tới sản xuất hàng hóa; thực hiện trương trình vệ sinh đường làng, công tác xoá đói giảm nghèo, quản lý bảo vệ tốt tuyến đường hội tự quản. Hội liên hiệp phụ nữ có nhiệm vụ thực hiện tốt cuộc vận động, hỗ trợ vốn để giúp nhau xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, làm tốt công tác vệ sinh môi trường; với phương châm sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Hội cựu chiến binh có trách nhiệm vận động hội viên, gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, làm nòng cốt trong phát triển kinh tế gia trại, trang trại và cải tạo vườn tạp, xây dựng các công trình vệ sinh. Đoàn thanh niên, xung kích đi đầu trong phong trào lập thân, lập nghiệp, bảo vệ an ninh trật tự của địa phương, hoạt động của câu lạc bộ bảo vệ dòng sông quê hương, tuyến đường tự quản, vận động đoàn viên thanh niên xây dựng bộ mặt nông thôn xanh - sạch - đẹp. Hội người cao tuổi với trách nhiệm thực hiện tốt cuộc vận động “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; khuyến khích con cháu thực hiện tốt công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; đồng thời tham gia bảo quản, sử dụng khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá của địa phương và quê hương đất nước.

Từ các cuộc vận động và hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị đã xuất hiện nhiều phong trào mang ý nghĩa sâu sắc tạo sức lan tỏa sâu rộng trong các cộng đồng dân cư; MTTQ và các đoàn thể đã vận động xây dựng quỹ ngày vì người nghèo ủng hộ giúp đỡ 19 hộ xây nhà mới với số tiền trị giá 79.000.000 đồng; Hội nông dân giúp đỡ các hội viên sản xuất giỏi, nâng cao thu nhập cho hội viên. Hội phụ nữ xã tổ chức các hoạt động như hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, vận động hội viên thực hiện phong trào “5 không 3 sạch”, vận động xây dựng quỹ mái ấm tình thương hỗ trợ xây dựng được 01 nhà tình thương với số tiền trị giá 15 triệu đồng. Hội cựu chiến binh xã tham gia vận động khu dân cư giữ gìn an ninh, trật tự, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia cải tạo môi trường. Hội người cao tuổi xã ký giao ước thi đua với Thường trực Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới của xã vận động con, cháu trong gia đình, bà con thôn xóm tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đoàn thanh niên xã tổ chức lễ phát động “Tuổi trẻ xã Nga Phú chung tay xây dựng nông thôn mới” bằng các việc làm cụ thể như: Chỉ đạo các chi đoàn thực hiện chương trình Thanh niên với các tuyến đường thôn xóm xanh, sạch, đẹp, tổ chức trồng cây xanh trên các trục đường liên thôn. Tập trung nguồn lực trong trong nhân dân thực hiện chương trình, các nội dung cụ thể đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến thông qua hội nghị nhân dân, nhằm tuyên truyền để nhân dân nắm rõ mục đích, nội dung của chương trình là “lấy sức dân để lo cho dân”, phát huy vai trò chủ động của các cộng đồng dân cư, thực hiện phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.





Chỉ đạo các ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền triển khai quyết định, bộ tiêu chí quốc gia, Chỉ thị của tỉnh và Nghị quyết của Đảng bộ đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân, để thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới vào năm 2015 và 7/7 xóm đạt chuẩn NTM vào năm 2019.

UBND xã có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên quỹ đất để xây dựng trang trại chăn nuôi công nghiệp, ngoài cơ chế hỗ trợ của huyện (trang trại chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn) UBND xã hỗ trợ mỗi trang trại 50 triệu đồng, mở lớp đào tạo nghề cho nông dân về kiến thức chăn nuôi, thú y cho 35 nông dân thuộc hộ nghèo theo đề án của Hội LHPN Huyện. Hỗ trợ cho nông dân mua máy cấy 15 triệu đồng/máy, cơ chế hỗ trợ mạ khay cấy máy cho hai xóm Phong Phú, Chính Nghĩa với số tiền là 24 triệu đồng. Các thôn vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, UBND xã hỗ trợ tiền tư vấn thiết kế công trình xây dựng.

Đối với các HTX dịch vụ, được tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ kinh phí xây dựng để xây dựng văn phòng làm việc với số tiền trị giá 100 triệu đồng;

Năm 2016, Hội đồng nhân dân xã ban hành Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND về hỗ trợ cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên với số tiền trị giá 30 triệu đồng.

Từ quan điểm “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, việc nâng cao nhận thức, chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới cấp xã luôn được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Đảng ủy, UBND xã đã cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, huyện phối hợp với các ngành tổ chức 12 lượt cho cán bộ, công chức xã, 10 lượt cho các bí thư chi bộ và trưởng thôn. Uỷ ban nhân dân xã đã tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cán bộ, công chức, bí thư chị bộ thôn, thôn trưởng thực hiện các tiêu chí xây dựng xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới 09 lần.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY.

1. Công tác lập Quy hoạch.

- Lập quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế của xã và công khai quy hoạch kịp thời khi được UBND huyện phê duyệt: tại trụ sở UBND xã, các nhà văn hóa làng, thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh và tổ chức hội nghị nhân dân ở 7 khu dân cư.

- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch: Các công trình xây dựng trên địa bàn xã luôn bám sát vào quy hoạch để thực hiện.Tổ chức cắm mốc quy hoạch và quản lý quy hoạch có hiệu quả

Năm 2016 UBND xã đã bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với thực tế đã được UBND huyện Nga Sơn phê duyệt theo Quyết định số 1587/QĐ-UBND, ngày 28/10/2016

2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Về nông nghiệp.

Tổ chức 16 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi cho 1920 lượt người tham gia, năng xuất lúa bình quân hàng năm đạt trên 120 tạ/ ha, năng xuất cói bình quân đạt 150 tạ/ ha, áp dụng máy gặt đập liên hoàn để thu hoạch lúa cho nhân dân đạt 75% diện tích.

Hiện nay, toàn xã có 01 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với tổng số 120 xã viên, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương; 02 trang trại chăn nuôi gà công nghiệp quy mô 8.000 con/lứa cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, đưa các giống, cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất đã góp phần đưa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã không ngừng tăng trưởng. Do đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 29.623 tỷ đồng (năm 2011) lên 210.397 tỷ đồng (năm 2018); tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất từ 14,3% (năm 2011) đến 15,7% (năm 2018); thu nhập bình quân đầu người từ 10.62 triệu đồng (năm 2011), tăng lên 34 triệu đồng (năm 2018). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn”, đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi 46,5 ha diện tích đất trồng cói kém hiệu quả sang thâm canh lúa với số tiền hỗ trợ của huyện là 325 triệu đồng.

Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/HU của BCH Đảng bộ Huyện về “Vận động nhân dân dồn, đổi ruộng đất thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Nga Sơn”. Kết quả sau dồn đổi bình quân toàn xã là 1,19 thửa/hộ (trước dồn đổi là 2,68 thửa/hộ). Nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất thổ cư, để làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

Về tiểu thủ công nghiệp.

Đến nay toàn xã có 1435 lao động tham gia làm hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc, nề, may mặc, chế biến, sản xuất chiếu nội địa, xe lõi, đan thảm, đạt 19.3 tỷ đồng (năm 2011) lên 49.443 tỷ đồng (năm 2018);

Về dịch vụ thương mại.

Các loại hình dịch vụ trên địa bàn tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh hiện nay có 08 xe ô tô chở khách và 11 xe ô tô tải thường xuyên vận chuyển hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Trên địa bàn xã có 179 hộ buôn bán, kinh doanh, dịch vụ, thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng/ tháng hộ Thu nhập trong lĩnh vực dịch vụ thương mại đạt 31.3 tỷ đồng (năm 2011) lên 87,3 tỷ đồng (năm 2018).

3. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Kết cấu hạ tầng thiết yếu của địa phương được tập trung đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã, sân thể thao xã, trạm y tế, chỉnh trang công sở xã, xây dựng mới 49,8/64,7km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, bê tông hóa 13,46/15,62km kênh tưới, tiêu; đầu tư nạo vét các hệ thống kênh tiêu với tổng vốn đầu tư thực hiện 18,2 tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; hệ thống lưới điện đã được dự án ReII đầu tư xây dựng hoàn thiện, đường dây hạ thế 23,5 km, có 05 trạm biến áp đáp ứng điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân 100 % hộ gia đình sử dụng điện đảm bảo an toàn, mức độ đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất là 92%; 07/07 thôn đã huy động nguồn lực để sửa chữa, cải tạo, bổ sung các thiết chế nhà văn hoá thôn, sân văn hoá thôn với số tiền lên đến 560.000.000 đồng.

Mạng lưới bưu chính, viễn thông từng bước được nâng cấp, hiện đại hoá, phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân Xã đã có trạm viễn thông và 2 trạm tiếp phát sóng, điểm bưu điện văn hoá, có hệ thống truy cập Internet và phòng đọc báo, thư viện điện tử. Cả 07/07 thôn đều có hệ thống Internet đến thôn và có các điểm truy cập thuận tiện.

4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường.

- Về giáo dục và đào tạo: Cơ sở vật chất các trường học được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo trên 23,2 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu dậy và học, của các nhà trường. Số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng lên đã góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác dạy học và quản lý.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 99% tăng 15% so với năm 2012, số học sinh được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc và học nghề đạt 95% tăng 10% so với năm 2012, có 03/03 trường đạt chuẩn quốc gia. Trường Mầm Non đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ em 5 tuổi; trường Tiểu học đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi

- Về Y tế: Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đội ngũ Y, Bác sĩ được học tập nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân, số người dân tham gia Bảo hiểm y tế là 4.176/6.232 người, đạt 67%. Công tác phòng dịch, tiêm chủng luôn đạt 100% chỉ tiêu, xã đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2.

- Về văn hóa: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát triển sâu rộng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; toàn xã 07/07 làng được công nhận là làng văn hóa cấp huyện, các hoạt động văn hoá thường xuyên được duy trì; hàng năm tỷ lệ gia đình văn hoá, gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực đạt từ 85% trở lên, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được phát huy và 100% số thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL.

- Về an sinh xã hội: Công tác đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo cho các đối tượng chính sách, hỗ trợ cho người nghèo luôn thực hiện tốt, góp phần ổn định đời sống cho hộ nghèo, gia đình chính sách. Đến thời điểm báo cáo tỷ lệ hộ nghèo còn 3,14%, giảm 16,33% so với năm 2010; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn được quan tâm, đã tổ chức đào tạo nghề trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp cho 1123 lao động và 172 lao động xuất khẩu; kết quả rà soát tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo nghề của xã đạt 2192/3261 đạt 67%, tăng 45% so với năm 2010.

­- Về môi trường: Công tác bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện; tập huấn kiến thức về môi trường gắn với việc xây dựng nông thôn mới, lắp đặt 135 hầm biogas, 1.030 m2 đệm lót sinh học. Đến nay, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%; 7/7 thôn đã có tổ thu gom rác thải, xã đã ký hợp đồng với công ty môi trường Nga Sơn tập kết rác thải về nơi quy định; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về VSMT.

- Về quốc phòng an ninh.

Luôn duy trì trực ban, trực sãn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt chỉ tiêu giao quân và huấn luyện dân quân hàng năm, tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định và được giữ vững, không có trọng án và vụ việc phức tạp xy ra trên địa bàn.

5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Chất lượng hoạt động của các tổ chức Chi bộ Đảng đã được nâng lên rõ rệt, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Trong quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, các Chi ủy Chi bộ đã chủ động lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để bàn bạc, thảo luận trong cấp uỷ, chi bộ, và xây dựng thành Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện có kết quả cao.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ xã đến Chi bộ, Thôn đã được kiện toàn. Qua hoạt động thực tiễn đội ngũ cán bộ đã có bước trưởng thành, năng lực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng vận động quần chúng... được nâng lên rõ rệt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đạt chuẩn được quan tâm.

Công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM ngày càng cụ thể và hiệu quả như Hội nông dân với xóa đói giảm nghèo; Hội phụ nữ với phong trào “5 không, 3 sạch” trồng hoa thay cỏ dại được 5 km. Khắc phục kịp thời những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền, tập trung giải quyết tốt những vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững, không để xảy ra các tình huống đột biến, bất ngờ. Tai tệ nạn xã hội được kìm chế, đời sống người dân ngày một cải thiện.

6. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực.

Nhận thức rõ việc huy động nguồn lực trong xây dựng NTM có ý nghĩa hết sức quan trọng, sau 10 năm tổ chức thực hiện, xã Nga Phú đã huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền là: 160,2 tỷ đồng

Trong đó:

- NS TW hỗ trợ: 5.06 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương 32.248tỷ đồng

- Nhân dân tham gia: 122.889 tỷ đồng

Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ là 3,16%; Ngân sách địa phương là 20,1%; Nguồn vốn nhân dân tham gia là 76,7% (Trong đó đóng góp ngày công là 30.750 ngày công, Hiến 4.800 mét vuông đất thổ cư và đất nông nghiệp).

* Nguồn vốn trên tập trung chủ yếu đầu tư thực hiện các hạng mục công trình thuộc các lĩnh vực:

+ Đầu tư cho giao thông: 12,83 tỷ đồng;

+ Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi: 3 tỷ đồng;

+ Đầu tư nâng cấp đường dây điện là 0,9 tỷ đồng;

+ Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục là 8,23 tỷ đồng;

+ Đầu tư cho lĩnh vực y tế là 17,8 tỷ đồng;

+ Đầu tư cho sự nghiệp văn hoá là 10,44 tỷ đồng;

+ Đầu tư cho lĩnh vực sản xuất: 21 tỷ đồng;

+ Xây dựng Nhà cửa, chỉnh trang khuôn viên tường rào, cổng ngõ 86 tỷ đồng.

7. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Việc triển khai thực hiện để đạt thêm tiêu chí xây dựng nông thôn mới được tăng lên theo từng năm. Đến năm 2016, xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kèm theo quyết định số 4673/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới phân công thành viên ban chỉ đạo rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Đến nay có 07/07 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. (Trong đó có 04 thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, 01 thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 và 02 thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019).

Chủ tịch UBND xã đã tăng giấy khen cho 07 tập thể và 21 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

(Nguồn từ Văn phòng UBND xã)

Tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

Đăng lúc: 30/07/2019 21:25:38 (GMT+7)

Ngày 17/7/2019 tại hội trường UBND xã Nga Phú Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm công tác xây dựng nông thôn mới

Xã Nga Phú nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm huyện 12km, có diện tích tự nhiên là 777,3 ha (Trước năm 2016 diện tích đất tự nhiên là 781,64 ha đến năm 2016 sau khi quy hoạch xây dựng nông thôn mới diện tích đất tự nhiên còn 777,3 ha), có 7 thôn với dân số 6.232 người, tỷ lệ theo Đạo Thiên chúa giáo chiếm 53,7%, là địa bàn nằm giáp danh với tỉnh Ninh Bình, có tuyến đường Quốc lộ 10B đi qua dài 2,5km và đường tỉnh lộ 524 với chiều dài 4,5 km. Thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỷ lệ lao động thường xuyên trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 65%, tỷ lệ hộ nghèo còn 3,81%.

Ngay từ khi triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, Ban chấp hành Đảng bộ xã đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04 -NQ/ĐU ngày 25/4/2012 về “Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015”; các tổ chức đoàn thể trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã xây dựng chương trình hành động để thực hiện các nội dung, mục tiêu của Nghị quyết.

Đảng uỷ đã thành lập BCĐ phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đồng chí, Bí thư Đảng uỷ làm trưởng ban, đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Phó trưởng ban. Thành lập BQL do đồng chí, Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, đồng chí phó Bí thư – trực đảng và đồng chí phó Chủ tịch UBND xã làm phó Trưởng ban; tham gia BQL có đại diện các ngành chuyên môn của xã và trưởng các thôn; thành lập Ban phát triển thôn do đồng chí, bí thư Chi bộ thôn làm trưởng ban.

BCĐ đã ban hành quy chế hoạt động, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể để tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc một cách tích cực, gắn cuộc vận động “TDĐKXDĐSVH ở KDC” với phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng NTM”.

Để chủ động nắm bắt, tháo gỡ những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện, Ban chỉ đạo xã đã thành lập các tổ công tác để tham mưu những vấn đề cụ thể trong từng lĩnh vực, bao gồm lĩnh vực phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, văn hoá - xã hội, hệ thống chính trị, quốc phòng - an ninh, các chủ trương, chính sách của nhà nước, Đảng ủy, UBND xã tổ chức quán triệt, phổ biến đến đoàn viên, hội viên và nhân dân được biết để thực hiện

Xây dựng, ban hành kịp thời các Nghị quyết, đề án, kế hoạch đề thực hiện cho cả giai đoạn; định kỳ họp giao ban nắm bắt tình hình thực hiện nhiệm vụ, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của từng thành viên ban chỉ đạo, ban quản lý cũng như các ban phát triển thôn.

Tổ chức phát động phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Xây dựng các pa nô, khẩu hiệu tuyên truyền về nông thôn mới tại khu trung tâm và các khu dân cư tập trung, xây dựng 578 pa nô, 489 khẩu hiệu tường, 36 lượt cụm tin. Qua đó, tạo nên sự đồng thuận, thông suốt và không khí thi đua sôi nổi, rộng khắp trong các khu dân cư. Nội dung tuyên truyền chủ yếu đó là đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế hộ, phát triển kinh tế gia trại và trang trại, cải tạo vườn tạp, chỉnh trang nhà cửa, công trình vệ sinh, tự giác góp công, đóng góp kinh phí, hiến đất để làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng, nhà VH thôn, xây dựng đường làng v.v.

Phối hợp với UBMTTQ xã làm tốt công tác tuyên truyền, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, công tác huy động các nguồn lực để hoàn thành các nội dung trong đề án đã được phê duyệt, đồng thời tham gia giám sát việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hội nông dân xã chịu trách nhiệm vận động hội viên gương mẫu đi đầu trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng các mô hình kinh tế, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt năng suất chất lượng cao, hướng tới sản xuất hàng hóa; thực hiện trương trình vệ sinh đường làng, công tác xoá đói giảm nghèo, quản lý bảo vệ tốt tuyến đường hội tự quản. Hội liên hiệp phụ nữ có nhiệm vụ thực hiện tốt cuộc vận động, hỗ trợ vốn để giúp nhau xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, làm tốt công tác vệ sinh môi trường; với phương châm sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ. Hội cựu chiến binh có trách nhiệm vận động hội viên, gương mẫu đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới, làm nòng cốt trong phát triển kinh tế gia trại, trang trại và cải tạo vườn tạp, xây dựng các công trình vệ sinh. Đoàn thanh niên, xung kích đi đầu trong phong trào lập thân, lập nghiệp, bảo vệ an ninh trật tự của địa phương, hoạt động của câu lạc bộ bảo vệ dòng sông quê hương, tuyến đường tự quản, vận động đoàn viên thanh niên xây dựng bộ mặt nông thôn xanh - sạch - đẹp. Hội người cao tuổi với trách nhiệm thực hiện tốt cuộc vận động “Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; khuyến khích con cháu thực hiện tốt công cuộc xây dựng nông thôn mới tại địa phương; đồng thời tham gia bảo quản, sử dụng khai thác có hiệu quả các di tích lịch sử văn hoá, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá của địa phương và quê hương đất nước.

Từ các cuộc vận động và hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị đã xuất hiện nhiều phong trào mang ý nghĩa sâu sắc tạo sức lan tỏa sâu rộng trong các cộng đồng dân cư; MTTQ và các đoàn thể đã vận động xây dựng quỹ ngày vì người nghèo ủng hộ giúp đỡ 19 hộ xây nhà mới với số tiền trị giá 79.000.000 đồng; Hội nông dân giúp đỡ các hội viên sản xuất giỏi, nâng cao thu nhập cho hội viên. Hội phụ nữ xã tổ chức các hoạt động như hỗ trợ phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, vận động hội viên thực hiện phong trào “5 không 3 sạch”, vận động xây dựng quỹ mái ấm tình thương hỗ trợ xây dựng được 01 nhà tình thương với số tiền trị giá 15 triệu đồng. Hội cựu chiến binh xã tham gia vận động khu dân cư giữ gìn an ninh, trật tự, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia cải tạo môi trường. Hội người cao tuổi xã ký giao ước thi đua với Thường trực Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới của xã vận động con, cháu trong gia đình, bà con thôn xóm tham gia hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đoàn thanh niên xã tổ chức lễ phát động “Tuổi trẻ xã Nga Phú chung tay xây dựng nông thôn mới” bằng các việc làm cụ thể như: Chỉ đạo các chi đoàn thực hiện chương trình Thanh niên với các tuyến đường thôn xóm xanh, sạch, đẹp, tổ chức trồng cây xanh trên các trục đường liên thôn. Tập trung nguồn lực trong trong nhân dân thực hiện chương trình, các nội dung cụ thể đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận, lấy ý kiến thông qua hội nghị nhân dân, nhằm tuyên truyền để nhân dân nắm rõ mục đích, nội dung của chương trình là “lấy sức dân để lo cho dân”, phát huy vai trò chủ động của các cộng đồng dân cư, thực hiện phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”.





Chỉ đạo các ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch tuyên truyền triển khai quyết định, bộ tiêu chí quốc gia, Chỉ thị của tỉnh và Nghị quyết của Đảng bộ đến hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân dân, để thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn xã phấn đấu hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới vào năm 2015 và 7/7 xóm đạt chuẩn NTM vào năm 2019.

UBND xã có cơ chế hỗ trợ, ưu tiên quỹ đất để xây dựng trang trại chăn nuôi công nghiệp, ngoài cơ chế hỗ trợ của huyện (trang trại chăn nuôi đảm bảo tiêu chuẩn) UBND xã hỗ trợ mỗi trang trại 50 triệu đồng, mở lớp đào tạo nghề cho nông dân về kiến thức chăn nuôi, thú y cho 35 nông dân thuộc hộ nghèo theo đề án của Hội LHPN Huyện. Hỗ trợ cho nông dân mua máy cấy 15 triệu đồng/máy, cơ chế hỗ trợ mạ khay cấy máy cho hai xóm Phong Phú, Chính Nghĩa với số tiền là 24 triệu đồng. Các thôn vận động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, UBND xã hỗ trợ tiền tư vấn thiết kế công trình xây dựng.

Đối với các HTX dịch vụ, được tạo điều kiện về đất đai, hỗ trợ kinh phí xây dựng để xây dựng văn phòng làm việc với số tiền trị giá 100 triệu đồng;

Năm 2016, Hội đồng nhân dân xã ban hành Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND về hỗ trợ cấy lúa theo hiệu ứng hàng biên với số tiền trị giá 30 triệu đồng.

Từ quan điểm “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, việc nâng cao nhận thức, chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới cấp xã luôn được quan tâm, thực hiện thường xuyên. Đảng ủy, UBND xã đã cử cán bộ chuyên môn tham gia các lớp tập huấn do tỉnh, huyện phối hợp với các ngành tổ chức 12 lượt cho cán bộ, công chức xã, 10 lượt cho các bí thư chi bộ và trưởng thôn. Uỷ ban nhân dân xã đã tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cán bộ, công chức, bí thư chị bộ thôn, thôn trưởng thực hiện các tiêu chí xây dựng xã, thôn đạt chuẩn nông thôn mới 09 lần.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG NTM TỪ NĂM 2011 ĐẾN NAY.

1. Công tác lập Quy hoạch.

- Lập quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế của xã và công khai quy hoạch kịp thời khi được UBND huyện phê duyệt: tại trụ sở UBND xã, các nhà văn hóa làng, thông báo rộng rãi trên hệ thống truyền thanh và tổ chức hội nghị nhân dân ở 7 khu dân cư.

- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch: Các công trình xây dựng trên địa bàn xã luôn bám sát vào quy hoạch để thực hiện.Tổ chức cắm mốc quy hoạch và quản lý quy hoạch có hiệu quả

Năm 2016 UBND xã đã bổ sung điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho phù hợp với thực tế đã được UBND huyện Nga Sơn phê duyệt theo Quyết định số 1587/QĐ-UBND, ngày 28/10/2016

2. Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

- Về nông nghiệp.

Tổ chức 16 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa và phòng trừ dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi cho 1920 lượt người tham gia, năng xuất lúa bình quân hàng năm đạt trên 120 tạ/ ha, năng xuất cói bình quân đạt 150 tạ/ ha, áp dụng máy gặt đập liên hoàn để thu hoạch lúa cho nhân dân đạt 75% diện tích.

Hiện nay, toàn xã có 01 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp với tổng số 120 xã viên, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở địa phương; 02 trang trại chăn nuôi gà công nghiệp quy mô 8.000 con/lứa cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm. Việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, đưa các giống, cây trồng mới có giá trị kinh tế cao vào sản xuất đã góp phần đưa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã không ngừng tăng trưởng. Do đó giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 29.623 tỷ đồng (năm 2011) lên 210.397 tỷ đồng (năm 2018); tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất từ 14,3% (năm 2011) đến 15,7% (năm 2018); thu nhập bình quân đầu người từ 10.62 triệu đồng (năm 2011), tăng lên 34 triệu đồng (năm 2018). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và tích cực. Thực hiện Đề án “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn”, đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi 46,5 ha diện tích đất trồng cói kém hiệu quả sang thâm canh lúa với số tiền hỗ trợ của huyện là 325 triệu đồng.

Thực hiện Nghị quyết 06-NQ/HU của BCH Đảng bộ Huyện về “Vận động nhân dân dồn, đổi ruộng đất thực hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Huyện Nga Sơn”. Kết quả sau dồn đổi bình quân toàn xã là 1,19 thửa/hộ (trước dồn đổi là 2,68 thửa/hộ). Nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến hàng ngàn mét vuông đất thổ cư, để làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.

Về tiểu thủ công nghiệp.

Đến nay toàn xã có 1435 lao động tham gia làm hàng thủ công mỹ nghệ, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc, nề, may mặc, chế biến, sản xuất chiếu nội địa, xe lõi, đan thảm, đạt 19.3 tỷ đồng (năm 2011) lên 49.443 tỷ đồng (năm 2018);

Về dịch vụ thương mại.

Các loại hình dịch vụ trên địa bàn tiếp tục được duy trì và phát triển mạnh hiện nay có 08 xe ô tô chở khách và 11 xe ô tô tải thường xuyên vận chuyển hàng hóa đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân. Trên địa bàn xã có 179 hộ buôn bán, kinh doanh, dịch vụ, thu nhập bình quân từ 3 đến 5 triệu đồng/ tháng hộ Thu nhập trong lĩnh vực dịch vụ thương mại đạt 31.3 tỷ đồng (năm 2011) lên 87,3 tỷ đồng (năm 2018).

3. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

Kết cấu hạ tầng thiết yếu của địa phương được tập trung đầu tư xây dựng nhà văn hóa xã, sân thể thao xã, trạm y tế, chỉnh trang công sở xã, xây dựng mới 49,8/64,7km đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, bê tông hóa 13,46/15,62km kênh tưới, tiêu; đầu tư nạo vét các hệ thống kênh tiêu với tổng vốn đầu tư thực hiện 18,2 tỷ đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; hệ thống lưới điện đã được dự án ReII đầu tư xây dựng hoàn thiện, đường dây hạ thế 23,5 km, có 05 trạm biến áp đáp ứng điện cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của nhân dân 100 % hộ gia đình sử dụng điện đảm bảo an toàn, mức độ đáp ứng yêu cầu về điện cho sản xuất là 92%; 07/07 thôn đã huy động nguồn lực để sửa chữa, cải tạo, bổ sung các thiết chế nhà văn hoá thôn, sân văn hoá thôn với số tiền lên đến 560.000.000 đồng.

Mạng lưới bưu chính, viễn thông từng bước được nâng cấp, hiện đại hoá, phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân Xã đã có trạm viễn thông và 2 trạm tiếp phát sóng, điểm bưu điện văn hoá, có hệ thống truy cập Internet và phòng đọc báo, thư viện điện tử. Cả 07/07 thôn đều có hệ thống Internet đến thôn và có các điểm truy cập thuận tiện.

4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường.

- Về giáo dục và đào tạo: Cơ sở vật chất các trường học được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo trên 23,2 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu dậy và học, của các nhà trường. Số lượng và chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng lên đã góp phần đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác dạy học và quản lý.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS hàng năm đạt 99% tăng 15% so với năm 2012, số học sinh được tiếp tục học trung học phổ thông, bổ túc và học nghề đạt 95% tăng 10% so với năm 2012, có 03/03 trường đạt chuẩn quốc gia. Trường Mầm Non đạt chuẩn phổ cập giáo dục (PCGD) mầm non cho trẻ em 5 tuổi; trường Tiểu học đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi

- Về Y tế: Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố, đầu tư nâng cấp trang thiết bị, đội ngũ Y, Bác sĩ được học tập nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân, số người dân tham gia Bảo hiểm y tế là 4.176/6.232 người, đạt 67%. Công tác phòng dịch, tiêm chủng luôn đạt 100% chỉ tiêu, xã đã đạt chuẩn Quốc gia về y tế giai đoạn 2.

- Về văn hóa: Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng phát triển sâu rộng, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao; toàn xã 07/07 làng được công nhận là làng văn hóa cấp huyện, các hoạt động văn hoá thường xuyên được duy trì; hàng năm tỷ lệ gia đình văn hoá, gia đình ông bà, cha mẹ mẫu mực đạt từ 85% trở lên, các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được phát huy và 100% số thôn đạt tiêu chuẩn thôn văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL.

- Về an sinh xã hội: Công tác đảm bảo an sinh xã hội và chăm lo cho các đối tượng chính sách, hỗ trợ cho người nghèo luôn thực hiện tốt, góp phần ổn định đời sống cho hộ nghèo, gia đình chính sách. Đến thời điểm báo cáo tỷ lệ hộ nghèo còn 3,14%, giảm 16,33% so với năm 2010; công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm luôn được quan tâm, đã tổ chức đào tạo nghề trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp cho 1123 lao động và 172 lao động xuất khẩu; kết quả rà soát tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo nghề của xã đạt 2192/3261 đạt 67%, tăng 45% so với năm 2010.

­- Về môi trường: Công tác bảo vệ môi trường được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện; tập huấn kiến thức về môi trường gắn với việc xây dựng nông thôn mới, lắp đặt 135 hầm biogas, 1.030 m2 đệm lót sinh học. Đến nay, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 88%; 7/7 thôn đã có tổ thu gom rác thải, xã đã ký hợp đồng với công ty môi trường Nga Sơn tập kết rác thải về nơi quy định; các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về VSMT.

- Về quốc phòng an ninh.

Luôn duy trì trực ban, trực sãn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt chỉ tiêu giao quân và huấn luyện dân quân hàng năm, tình hình an ninh trật tự, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định và được giữ vững, không có trọng án và vụ việc phức tạp xy ra trên địa bàn.

5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Chất lượng hoạt động của các tổ chức Chi bộ Đảng đã được nâng lên rõ rệt, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, nâng cao vai trò hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Trong quá trình triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, các Chi ủy Chi bộ đã chủ động lựa chọn những vấn đề bức xúc, nổi cộm, những yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để bàn bạc, thảo luận trong cấp uỷ, chi bộ, và xây dựng thành Nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo thực hiện có kết quả cao.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo từ xã đến Chi bộ, Thôn đã được kiện toàn. Qua hoạt động thực tiễn đội ngũ cán bộ đã có bước trưởng thành, năng lực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng vận động quần chúng... được nâng lên rõ rệt. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đạt chuẩn được quan tâm.

Công tác phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên trong chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng NTM ngày càng cụ thể và hiệu quả như Hội nông dân với xóa đói giảm nghèo; Hội phụ nữ với phong trào “5 không, 3 sạch” trồng hoa thay cỏ dại được 5 km. Khắc phục kịp thời những hạn chế, khó khăn trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

Thường xuyên quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền, tập trung giải quyết tốt những vấn đề phát sinh ngay tại cơ sở; tình hình an ninh chính trị trên địa bàn được giữ vững, không để xảy ra các tình huống đột biến, bất ngờ. Tai tệ nạn xã hội được kìm chế, đời sống người dân ngày một cải thiện.

6. Kết quả huy động, sử dụng nguồn lực.

Nhận thức rõ việc huy động nguồn lực trong xây dựng NTM có ý nghĩa hết sức quan trọng, sau 10 năm tổ chức thực hiện, xã Nga Phú đã huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới với tổng số tiền là: 160,2 tỷ đồng

Trong đó:

- NS TW hỗ trợ: 5.06 tỷ đồng

- Ngân sách địa phương 32.248tỷ đồng

- Nhân dân tham gia: 122.889 tỷ đồng

Cơ cấu vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ là 3,16%; Ngân sách địa phương là 20,1%; Nguồn vốn nhân dân tham gia là 76,7% (Trong đó đóng góp ngày công là 30.750 ngày công, Hiến 4.800 mét vuông đất thổ cư và đất nông nghiệp).

* Nguồn vốn trên tập trung chủ yếu đầu tư thực hiện các hạng mục công trình thuộc các lĩnh vực:

+ Đầu tư cho giao thông: 12,83 tỷ đồng;

+ Đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi: 3 tỷ đồng;

+ Đầu tư nâng cấp đường dây điện là 0,9 tỷ đồng;

+ Đầu tư cho sự nghiệp giáo dục là 8,23 tỷ đồng;

+ Đầu tư cho lĩnh vực y tế là 17,8 tỷ đồng;

+ Đầu tư cho sự nghiệp văn hoá là 10,44 tỷ đồng;

+ Đầu tư cho lĩnh vực sản xuất: 21 tỷ đồng;

+ Xây dựng Nhà cửa, chỉnh trang khuôn viên tường rào, cổng ngõ 86 tỷ đồng.

7. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Việc triển khai thực hiện để đạt thêm tiêu chí xây dựng nông thôn mới được tăng lên theo từng năm. Đến năm 2016, xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kèm theo quyết định số 4673/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh Thanh Hoá. Hàng năm Ban chỉ đạo xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới phân công thành viên ban chỉ đạo rà soát kết quả thực hiện các tiêu chí đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Đến nay có 07/07 thôn đạt chuẩn nông thôn mới. (Trong đó có 04 thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2016, 01 thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017 và 02 thôn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019).

Chủ tịch UBND xã đã tăng giấy khen cho 07 tập thể và 21 cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

(Nguồn từ Văn phòng UBND xã)

Công khai KQ giải quyết TTHC