Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
323798

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ NGHÈ NHÂN SƠN (Xã Nga Phú - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa)

Ngày 23/03/2024 15:55:53

Di tích từ lâu đến nay được gọi là Nghè Nhân Sơn. Gọi như vậy bởi di tích nằm tại địa phận làng Nhân Sơn, xã Kiên Giáp, tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, nay là xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ NGHÈ NHÂN SƠN

(Xã Nga Phú - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa)

I. TÊN GỌI CỦA DI TÍCH

Di tích từ lâu đến nay được gọi là Nghè Nhân Sơn. Gọi như vậy bởi di tích nằm tại địa phận làng Nhân Sơn, xã Kiên Giáp, tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, nay là xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ ĐƯỜNG ĐẾN DI TÍCH

Khuôn viên Nghè Nhân Sơn

Di tích Nghè Nhân Sơn nằm tại làng Nhân Sơn, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa kia nơi đây là vùng đất cát ven biển, trải qua quá trình phù sa bồi đắp và sự khai hoang lập ấp đã biến thành vùng đất màu mỡ, đông dân.

- Thời Trần - Hồ là đất thuộc huyện Chi Nga, thuộc Châu Ái.

- Thời Lê sơ đổi tên Chi Nga thành Nga Giang, thuộc phủ Hà Trung.

- Cuối thế kỷ XIX thôn Nhân Sơn thuộc xã Kiên Giáp, tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung.

Xã Nga Phú trước Cách mạng tháng Tám là xã Nhân Phú thuộc tổng Tân Phong. Từ năm 1946 - 1949 chia thành hai xã Thái hòa, Phủ Hải. Từ năm 1949 - 1954 sáp nhập 2 xã trên gọi là Nhân Phú. Từ năm 1954 gọi là xã Nga Phú. Hiện nay gồm các làng: Nhân Sơn, Văn Đức, Chính Nghĩa, Phong Phú, Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát.

Làng Nhân Sơn trước kia được chia thành 7 giáp (từ giáp 1 đến giáp 7). Sau này giáp lớn thành một làng, như làng Chính Nghĩa, làng Phong Phú. Năm 1953, sau thất bại ở chiến dịch thượng Lào, thực dân Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, đóng thêm vị trí ở Lọ Mật, Thủ Lợn và thực hiện dồn làng. Nửa làng Nhân Sơn, Tân Chính, Tòng Chính, Tân Phát dồn sát về nhà thờ. Từ đây hình thành nên Nhân Sơn trong và Nhân Sơn ngoài. Năm 1969, Ủy ban hành chính huyện quyết định chuyển Nhân Sơn trong vào xã Nga An.

Nghè Nhân Sơn nằm ở trung tâm của làng.

Phía Đông giáp làng Văn Đức cùng xã, phía tây giáp sông Hoạt; phía Nam giáp các làng Ngưu Sơn và Nhân Sơn (Nhân Sơn nội), xã Nga An; phía Bắc giáp sông Hoạt.

Để đến di tích chúng ta có thể đi bằng nhiều đường và nhiều loại phương tiện khác nhau:

- Đường bộ: Từ thành phố Thanh Hóa đi về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A, tới địa phận xã Hoằng Trung thuộc huyện Hoằng Hóa rẽ phải theo đường quốc lộ 10B, đi khoảng 20km tới cầu Thắm thuộc xã Liên Lộc (Hậu Lộc), qua cầu Thắm đi tiếp theo đường QL10B khoảng 13 km tới làng Nhân Sơn tại km188, sau đó rẽ phải khoảng 100m là tới di tích.

Hoặc tới thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 1A về hướng Bắc tới địa phận thị trấn Hà Trung rẽ phải theo hướng Tỉnh lộ 13 đi về Nga Sơn. Đi khoảng 18km tới đường quốc lộ 10B tại địa phận xã Nga Mỹ (cũ). Từ đây đi thẳng 13km tới làng Nhân Sơn tại km 188, sau đó rẽ phải khoảng 100m là tới di tích.

- Đường thủy: Bằng thuyền chúng ta đi từ Thành phố Thanh Hóa ngược theo sông Mã về tới Ngã Ba Bông. Dọc theo nhánh của dòng sông Lèn, đi vào nhánh sông Hoạt tại địa phận xã Nga Lĩnh (cũ) tới địa phận xã Ba Đình và xuôi theo sông Hưng Long tới địa phận làng Chính Đại. Từ đây bằng đường bộ theo Quốc lộ 10B đi về phía Nam khoảng 1km đến km188, từ đây rẽ trái khoảng 100m là tới di tích.

III. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT ĐƯỢC THỜ

Hiện nay, nghè Nhân Sơn là nơi thờ tự hai vị thần có mỹ hiệu là “Hàm Quang Dực Bảo Trung Hưng Bản cảnh Thái giám Thổ địa thượng đẳng thần” “Hộ đàn thượng trụ quốc lĩnh tinh binh kiêm Tri tam phủ Thái úy Thành quốc công trứ phong Quang Ý Trác Vĩ thượng đẳng thần”.

IV. LOẠI DI TÍCH VÀ KHẢO TẢ VỀ DI TÍCH

Gian chính của Nghè Nhân Sơn

Nghè Nhân Sơn thuộc loại di tích lịch sử.

Hiện nay không còn tài liệu nào ghi chép về lịch sử xây dựng di tích. Nhưng theo các cụ cao niên trong làng truyền lại thì Nghè Nhân Sơn được dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX. Lúc đầu chỉ có một nhà Hậu cung được xây bằng gạch đất nung, trát vôi vữa. Mái được cuốn vòm bằng chất liệu gạch, vôi vữa, giấy nện nhào với mật. Phía trên dán ngói vẩy.

Khoảng năm 1965 nhân dân trong làng quyên góp và xây dựng thêm nhà 3 gian nằm ngang nối với nhà Hậu cung thành cấu trúc nhà hình chữ Đinh (j). Năm 2002, nhân dân trong làng lại quyên góp và xây thêm một nhà 3 gian phía trước tạo nên một không gian rộng rãi và thoáng đãng.

* Về cấu trúc:

Nghè Nhân Sơn nằm thửa đất số 303 (Theo bản đồ địa chính xã Nga Phú vẽ năm 2003) với diện tích 434 m2 trên thế đất bằng phẳng.

Hiện nay, toàn bộ các công trình của di tích được xây dựng theo hướng Nam theo cấu trúc “Tiền Nhất (-), Hậu Đinh (J)”. Nghè Nhân Sơn cấu trúc đơn giản, nhưng toàn bộ hệ thống kết cấu của di tích được liên kết một cách hợp lý theo cách thức đăng đối, tạo cho ngôi Nghè chắc chắn, thoáng mát.

* Về hệ thống thờ tự:

Hiện nay Nghè Nhân Sơn được bài trí thờ tự từ trong ra ngoài, theo kiểu từ cao xuống thấp; gồm cả thờ thần và thờ mẫu.

* Các hiện vật trong di tích: Trải qua thời gian tồn tại, một số hiện vật tại di tích đã bị mất mát và hư hỏng. Tuy nhiên nhân dân địa phương đã bảo vệ và gìn giữ được tương đối các hiện vật cổ của Nghè. Hiện nay Nghè Nhân Sơn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý rất có giá trị gồm hiện vật bằng gỗ, hiện vật bằng sứ, hiện vật bằng giấy, hiện vật bằng vải, hiện vật bằng đồng.

V. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA DI TÍCH

Nghè Nhân Sơn là di tích có giá trị về nhiều mặt

Về mặt lịch sử: Đây là di tích đã được xây dựng và tồn tại hơn một thế kỷ. Những năm kháng chiến chống Pháp, đây còn là nơi hoạt động của cán bộ cách mạng, góp phần giành chính quyền thắng lợi vào năm 1945.

Về mặt văn hóa: Nghè được xây dựng làm nơi thờ các vị thần đã có công bảo vệ đất nước, che chở dân được các triều đại ban tặng sắc phong và giao cho dân làng thờ phụng; là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong làng.

Thông qua các hình thức thờ thần tại di tích đã phản ánh sự đan xen đa dạng của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau của vùng. Đồng thời thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân địa phương nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Chính vì vậy Nghè Nhân Sơn là di tích lịch sử cần được bảo vệ và phát huy giá trị.

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH XÃ NGA PHÚ

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ NGHÈ NHÂN SƠN (Xã Nga Phú - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa)

Đăng lúc: 23/03/2024 15:55:53 (GMT+7)

Di tích từ lâu đến nay được gọi là Nghè Nhân Sơn. Gọi như vậy bởi di tích nằm tại địa phận làng Nhân Sơn, xã Kiên Giáp, tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, nay là xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ NGHÈ NHÂN SƠN

(Xã Nga Phú - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa)

I. TÊN GỌI CỦA DI TÍCH

Di tích từ lâu đến nay được gọi là Nghè Nhân Sơn. Gọi như vậy bởi di tích nằm tại địa phận làng Nhân Sơn, xã Kiên Giáp, tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung, nay là xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ ĐƯỜNG ĐẾN DI TÍCH

Khuôn viên Nghè Nhân Sơn

Di tích Nghè Nhân Sơn nằm tại làng Nhân Sơn, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa kia nơi đây là vùng đất cát ven biển, trải qua quá trình phù sa bồi đắp và sự khai hoang lập ấp đã biến thành vùng đất màu mỡ, đông dân.

- Thời Trần - Hồ là đất thuộc huyện Chi Nga, thuộc Châu Ái.

- Thời Lê sơ đổi tên Chi Nga thành Nga Giang, thuộc phủ Hà Trung.

- Cuối thế kỷ XIX thôn Nhân Sơn thuộc xã Kiên Giáp, tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung.

Xã Nga Phú trước Cách mạng tháng Tám là xã Nhân Phú thuộc tổng Tân Phong. Từ năm 1946 - 1949 chia thành hai xã Thái hòa, Phủ Hải. Từ năm 1949 - 1954 sáp nhập 2 xã trên gọi là Nhân Phú. Từ năm 1954 gọi là xã Nga Phú. Hiện nay gồm các làng: Nhân Sơn, Văn Đức, Chính Nghĩa, Phong Phú, Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát.

Làng Nhân Sơn trước kia được chia thành 7 giáp (từ giáp 1 đến giáp 7). Sau này giáp lớn thành một làng, như làng Chính Nghĩa, làng Phong Phú. Năm 1953, sau thất bại ở chiến dịch thượng Lào, thực dân Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, đóng thêm vị trí ở Lọ Mật, Thủ Lợn và thực hiện dồn làng. Nửa làng Nhân Sơn, Tân Chính, Tòng Chính, Tân Phát dồn sát về nhà thờ. Từ đây hình thành nên Nhân Sơn trong và Nhân Sơn ngoài. Năm 1969, Ủy ban hành chính huyện quyết định chuyển Nhân Sơn trong vào xã Nga An.

Nghè Nhân Sơn nằm ở trung tâm của làng.

Phía Đông giáp làng Văn Đức cùng xã, phía tây giáp sông Hoạt; phía Nam giáp các làng Ngưu Sơn và Nhân Sơn (Nhân Sơn nội), xã Nga An; phía Bắc giáp sông Hoạt.

Để đến di tích chúng ta có thể đi bằng nhiều đường và nhiều loại phương tiện khác nhau:

- Đường bộ: Từ thành phố Thanh Hóa đi về phía Bắc theo đường Quốc lộ 1A, tới địa phận xã Hoằng Trung thuộc huyện Hoằng Hóa rẽ phải theo đường quốc lộ 10B, đi khoảng 20km tới cầu Thắm thuộc xã Liên Lộc (Hậu Lộc), qua cầu Thắm đi tiếp theo đường QL10B khoảng 13 km tới làng Nhân Sơn tại km188, sau đó rẽ phải khoảng 100m là tới di tích.

Hoặc tới thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 1A về hướng Bắc tới địa phận thị trấn Hà Trung rẽ phải theo hướng Tỉnh lộ 13 đi về Nga Sơn. Đi khoảng 18km tới đường quốc lộ 10B tại địa phận xã Nga Mỹ (cũ). Từ đây đi thẳng 13km tới làng Nhân Sơn tại km 188, sau đó rẽ phải khoảng 100m là tới di tích.

- Đường thủy: Bằng thuyền chúng ta đi từ Thành phố Thanh Hóa ngược theo sông Mã về tới Ngã Ba Bông. Dọc theo nhánh của dòng sông Lèn, đi vào nhánh sông Hoạt tại địa phận xã Nga Lĩnh (cũ) tới địa phận xã Ba Đình và xuôi theo sông Hưng Long tới địa phận làng Chính Đại. Từ đây bằng đường bộ theo Quốc lộ 10B đi về phía Nam khoảng 1km đến km188, từ đây rẽ trái khoảng 100m là tới di tích.

III. SỰ KIỆN, NHÂN VẬT ĐƯỢC THỜ

Hiện nay, nghè Nhân Sơn là nơi thờ tự hai vị thần có mỹ hiệu là “Hàm Quang Dực Bảo Trung Hưng Bản cảnh Thái giám Thổ địa thượng đẳng thần” “Hộ đàn thượng trụ quốc lĩnh tinh binh kiêm Tri tam phủ Thái úy Thành quốc công trứ phong Quang Ý Trác Vĩ thượng đẳng thần”.

IV. LOẠI DI TÍCH VÀ KHẢO TẢ VỀ DI TÍCH

Gian chính của Nghè Nhân Sơn

Nghè Nhân Sơn thuộc loại di tích lịch sử.

Hiện nay không còn tài liệu nào ghi chép về lịch sử xây dựng di tích. Nhưng theo các cụ cao niên trong làng truyền lại thì Nghè Nhân Sơn được dựng vào khoảng đầu thế kỷ XX. Lúc đầu chỉ có một nhà Hậu cung được xây bằng gạch đất nung, trát vôi vữa. Mái được cuốn vòm bằng chất liệu gạch, vôi vữa, giấy nện nhào với mật. Phía trên dán ngói vẩy.

Khoảng năm 1965 nhân dân trong làng quyên góp và xây dựng thêm nhà 3 gian nằm ngang nối với nhà Hậu cung thành cấu trúc nhà hình chữ Đinh (j). Năm 2002, nhân dân trong làng lại quyên góp và xây thêm một nhà 3 gian phía trước tạo nên một không gian rộng rãi và thoáng đãng.

* Về cấu trúc:

Nghè Nhân Sơn nằm thửa đất số 303 (Theo bản đồ địa chính xã Nga Phú vẽ năm 2003) với diện tích 434 m2 trên thế đất bằng phẳng.

Hiện nay, toàn bộ các công trình của di tích được xây dựng theo hướng Nam theo cấu trúc “Tiền Nhất (-), Hậu Đinh (J)”. Nghè Nhân Sơn cấu trúc đơn giản, nhưng toàn bộ hệ thống kết cấu của di tích được liên kết một cách hợp lý theo cách thức đăng đối, tạo cho ngôi Nghè chắc chắn, thoáng mát.

* Về hệ thống thờ tự:

Hiện nay Nghè Nhân Sơn được bài trí thờ tự từ trong ra ngoài, theo kiểu từ cao xuống thấp; gồm cả thờ thần và thờ mẫu.

* Các hiện vật trong di tích: Trải qua thời gian tồn tại, một số hiện vật tại di tích đã bị mất mát và hư hỏng. Tuy nhiên nhân dân địa phương đã bảo vệ và gìn giữ được tương đối các hiện vật cổ của Nghè. Hiện nay Nghè Nhân Sơn còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý rất có giá trị gồm hiện vật bằng gỗ, hiện vật bằng sứ, hiện vật bằng giấy, hiện vật bằng vải, hiện vật bằng đồng.

V. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VĂN HÓA CỦA DI TÍCH

Nghè Nhân Sơn là di tích có giá trị về nhiều mặt

Về mặt lịch sử: Đây là di tích đã được xây dựng và tồn tại hơn một thế kỷ. Những năm kháng chiến chống Pháp, đây còn là nơi hoạt động của cán bộ cách mạng, góp phần giành chính quyền thắng lợi vào năm 1945.

Về mặt văn hóa: Nghè được xây dựng làm nơi thờ các vị thần đã có công bảo vệ đất nước, che chở dân được các triều đại ban tặng sắc phong và giao cho dân làng thờ phụng; là nơi diễn ra các sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong làng.

Thông qua các hình thức thờ thần tại di tích đã phản ánh sự đan xen đa dạng của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau của vùng. Đồng thời thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân địa phương nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung. Chính vì vậy Nghè Nhân Sơn là di tích lịch sử cần được bảo vệ và phát huy giá trị.

BAN QUẢN LÝ DI TÍCH XÃ NGA PHÚ

Công khai KQ giải quyết TTHC