Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
323798

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ MIẾU THỔ THẦN VÀ PHỦ MẪU

Ngày 23/03/2024 15:55:53

Từ xưa khi khai hoang lấn biển lập nên làng Phong Phú, nay thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, nhân dân địa phương đã dựng lên một ngôi nhà 3 gian chạy dọc để thờ thần Đất là “Bản xứ Hậu thố cố chi thần” với quan niệm “Đất có thổ công, sông có Hà Bá” và cầu mong thần che chở cho nhân dân.

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ MIẾU THỔ THẦN VÀ PHỦ MẪU

(Làng Phong Phú - xã Nga Phú - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa)

I. TÊN GỌI CỦA DI TÍCH

Từ xưa khi khai hoang lấn biển lập nên làng Phong Phú, nay thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, nhân dân địa phương đã dựng lên một ngôi nhà 3 gian chạy dọc để thờ thần Đất là Bản xứ Hậu thố cố chi thầnvới quan niệm Đất có thổ công, sông có Hà Bá và cầu mong thần che chở cho nhân dân. Vì vậy cũng giống như miếu thờ thần núi gọi là miếu Sơn Thần, miếu thờ Thần nước gọi là miếu Thủy Thần, miếu thờ thần Đất ở đây cũng thường được nhân dân gọi là miếu Thổ Thần. Tên gọi này gắn liền với địa vị của thần là Bản xứ Hậu Thổ cố chi thần. Ngoài ra còn có phủ thờ Tam tòa Thánh mẫu trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt nên di tích thường được gọi là Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ ĐƯỜNG ĐẾN DI TÍCH

1. Địa điểm di tich:

Di tích miếu Thổ Thần và Phủ mẫu thuộc làng Phong Phú, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa kia nơi đây là vùng đất cát ven biển, trải qua q trình phù sa bồi đắp và sự khai hoang lập ấp đã biến thành vùng đất màu mỡ, đông dân.

- Thời Trần - Hồ là đất thuộc huyện Chi Nga, thuộc Châu Ái. Thời Lê sơ đổi tên Chi Nga thành Nga Giang, thuộc phủ Hà Trung.

- Cuối thế kỷ XIX, thuộc xã Kiên Giáp, tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung.

Xã Nga Phú trước Cách mạng tháng Tám là xã Nhân Phú thuộc tổng Tân Phong. Từ năm 1946 - 1949 chia thành hai xã thái hòa, Phủ Hải. Từ năm 1949 - 1954 sáp nhập 2 xã nên gọi là Nhân Phú. Từ năm 1954 gọi là xã Nga Phú. Hiện nay gồm các làng: Phong Phú, Văn Đức, Chính Nghĩa, Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát[1]

Làng Phong Phú trước kia là giáp Nhất của làng Nhân Sơn[2]. Sau này trong quá trình phát triển, dân số ngày càng nhiều nên giáp được tách thành một làng như hiện nay.

2. Đường đến di tích

Để đi đến di tích chúng ta có thể đi bằng hai tuyến đường bộ:

Từ Thành Phố Thanh Hóa đi về hướng Bắc theo đường Quốc lộ 10A, tới địa phận Hoằng Trung thuộc huyện Hoằng Hóa, theo đường liên huyện Hậu Lộc khoảng 10km gặp Quốc Lộ 10. Từ Quốc Lộ 10 qua huyện Hậu Lộc rồi đến Cầu Thắm, theo đường Quốc Lộ 10 khoảng 17 km rẽ phải theo đường liên xã hơn 1km tới làng Phong Phú.

Hoặc từ thành phố Thanh Hóa đi theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc địa phận thị trấn Hà Trung, rẽ Phải theo đường tỉnh lộ 13 về hướng Nga Sơn (khoảng 18km) gặp đường Quốc lộ 10 tại địa phận xã Nga Mỹ (cũ). Từ đây rẽ trái theo đường Quốc lộ 10 khoảng 10km đến ngã ba, theo đường liên xã khoảng 1km đến làng Phong Phú. Di tích nằm cách đường khoảng 100m về hướng Nam.

III. LOẠI DI TÍCH

Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu thuộc loại di tích lịch sử.

IV. SINH HOẠT VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH

Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh, cầu mong các vị thần che chở cho nhân dân trong làng.

Hàng năm tại di tích thường tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào mùa xuân và mùa thu–“xuân thu nhị kỳ”.

Miếu Thổ Thần Phong Phú

Ngày 15 tháng 02(Âm lịch) tổ chức giỗ Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Ngày 15 tháng 08 tổ chức lễ tế thần Hoàng Làng nhân dân địa phương thường tổ chức tế lễ để cầu cho quốc thái, dân an, mọi gia đình an khang thịnh vượng.

Ngoài các kỳ lễ chính, vào các ngày tuần, ngày sóc Mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng nhân dân địa phương và quanh vùng thường đến dâng hương tại di tích.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH

* Về niên đại di tích:

Hiện nay không còn tài liệu nào ghi chép vè lịch sử xây dựng của di tích. Tuy nhiên hiện, qua hai đạo sắc phong còn lưu lại tại Miếu thờ cho biết vị thần đã được triều đình phong kiến hai lần ban tặng sắc phong; lần thứ nhất vào niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917) và lần thứ hai vào niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924). Như vậy qua các đạo sắc phong này có thể khẳng định việc nhân dân làng Phong Phú thờ phụng vị thần là Bản xứ Hậu Thổ cố chi thần (Thần thổ địa bản xứ) đã có từ khi thần được phong sắc.

Ban đầu miếu thờ được đắp bằng đất sét, hệ thống khung vì kèo bằng gỗ, rui mè bằng luồng lợp bổi.

Năm 1990 do khí hậu ẩm thấp, các cấu kiện của Miếu thờ đã bị hư hỏng xuống cấp trầm trọng. Vì thế, nhân dân trong làng đã quyên góp và xây dựng lại Miếu thờ thành một gian Hậu cung hiện nay để làm nơi thờ Thần.

Đến năm 1998 xây thêm 3 gian Tiền đường nằm ngang nối với nhà Hậu cung thành cấu trúc nhà hình chữ Đinh (J) như hiện nay.

Do nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và nhằm phát huy giá trị di tích theo gốc vốn cũ, năm 2009 nhân dân địa phương đã khôi phục lại nhà thờ Mẫu theo cấu trúc hình chữ Đinh (J) gồm 3 gian Tiền Đường và 1 gian Hậu cung.

* Về cấu trúc:

Hiện nay, Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu nằm ở thửa đất 183 (Theo bản đồ địa chính xã Nga Phú, đo vẽ năm 2003) với diện tích 141m2 trên thế đất bằng phẳng.

Phía Đông và phía Nam giáp cánh đồng lúa của Làng, phía Tây và phía Bắc giáp nhà dân.

Hiện nay, toàn bộ các công trình của di tích được xây quay mặt hướng Đông. Từ ngoài vào trong gồm có các công trình: Sân, Nhà thờ Mẫu và Miếu thờ Thổ Thần.

* Về hệ thống thờ tự:

- Miếu Thổ Thần: tại gian Hậu cung được bài trí thờ tự theo từ cao xuống thấp như sau:

+ Bệ thờ thứ nhất giáp tường hồi sau Hậu cung (từ trên xuống): cao 1,41m; rộng 0,73 m, dài 2,14m.

Đặt long ngai và tượng thờ Đại Hải Thành hoàng Đại Vương tôn thần và Bản xứ Hậu thổ cố chi thần. Hai pho tượng này được làm mới theo kiểu dáng tượng ngồi tương đối giống nhau. Đầu đội mũ cánh buồm, hai tay đặt trên đùi; tay phải đặt ngửa, tay trái đặt úp.

+ Bệ thứ hai: cao 1,21m, rộng 0,28m, dài 2,14m. Đặt mũ, đai thờ, hộp đựng sắc phong, 02 bát nhang, cây nến, cây hoa…

+ Bệ thứ ba: cao 1,08, rộng 0,28, dài 2,14. Đặt long ngai, khay mịch…

+ Bệ thờ thứ tư: cao 0,95m, dài 2,14m, rộng 0,8m. Bài trí sơ đồ: Bát hương, mâm bồng, đài chén, lọ hoa…

- Phủ Mẫu:

+ Bệ thờ thứ nhất giáp tường hồi phía sau Hậu cung (từ trên xuống): cao 1,4m, rộng 1m, dài 1,6m. Đặt khám thờ, tranh thờ và 3 pho tượng Thánh Mẫu. Ba pho tượng đầu đội khăn có hoa hình dáng tương đối giống nhau; tư thế các pho tượng ngồi đầu xếp bằng, hay tay đặt trên đùi.

+ Bệ thờ thứ hai: cao 1,2m, rộng 0,4m, dài 1,6m. Đặt hộp đựng sắc phong, bát hương, đài nước.

+ Bệ thờ thứ ba: cao 1m, rộng 0,62, dài 1,6m. Bài trí một số đồ thờ như mâm đồng, đài chén, cây nến, ống hương… và hai pho tượng cô hầu.

VI. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC THẨM MỸ CỦA DI TÍCH

Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu là di tích có giá trị về nhiều mặt.

Phủ Mẫu Phong Phú

Về mặt lịch sử: Đây là di tích đã được xây dựng, tồn tại và gắn liền với đời sống nhân dân làng Phong Phú hằng trăm năm nay và được nhân dân địa phương nhiều lần trùng tu tôn tạo. Các tài liệu còn lưu giữ tại di tích cung cấp cho chúng ta biết về sự thay đổi tên gọi của làng, xã từ trước đến nay.

Về mặt văn hóa: Miếu Thổ Thần Và Phủ Mẫu là nơi thờ Thổ Thần - vị thần đã có nhiều linh ứng được nhân dân tôn thờ và các triều đại phong kiến ban tặng sắc phong; ngoài ra ở đây còn phối thờ Thành Hoàng làng. Vì thế nơi đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong làng nói riêng và quanh vùng nói chung.

Về mặt thẩm mỹ: Thông qua các hiện vật tại di tích, đặc biệt là hoa văn trang trí trên các hiện vật cũ còn lưu giữ như sắc phong, bát bửu, kiệu… giúp chúng ta ta tìm hiểu, nghiên cứu về mỹ thuật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Với những giá trị trên, đây là di tích có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện lịch sử, văn hóa, mỹ thuật… Vì vậy, Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu là di tích lịch sử - văn hóa cần được bảo vệ và phát huy giá trị.

Ban Quản lý di tích xã Nga Phú



[1] Ban nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa. Tên làng xã Thanh Hóa, tập 2, Nxb Thanh Hóa, 2001, tr79.

[2] Làng Nhân Sơn trước kia chia thành 7 giáp (từ giáp 1 đến giáp 7).

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ MIẾU THỔ THẦN VÀ PHỦ MẪU

Đăng lúc: 23/03/2024 15:55:53 (GMT+7)

Từ xưa khi khai hoang lấn biển lập nên làng Phong Phú, nay thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, nhân dân địa phương đã dựng lên một ngôi nhà 3 gian chạy dọc để thờ thần Đất là “Bản xứ Hậu thố cố chi thần” với quan niệm “Đất có thổ công, sông có Hà Bá” và cầu mong thần che chở cho nhân dân.

LÝ LỊCH DI TÍCH LỊCH SỬ MIẾU THỔ THẦN VÀ PHỦ MẪU

(Làng Phong Phú - xã Nga Phú - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa)

I. TÊN GỌI CỦA DI TÍCH

Từ xưa khi khai hoang lấn biển lập nên làng Phong Phú, nay thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, nhân dân địa phương đã dựng lên một ngôi nhà 3 gian chạy dọc để thờ thần Đất là Bản xứ Hậu thố cố chi thầnvới quan niệm Đất có thổ công, sông có Hà Bá và cầu mong thần che chở cho nhân dân. Vì vậy cũng giống như miếu thờ thần núi gọi là miếu Sơn Thần, miếu thờ Thần nước gọi là miếu Thủy Thần, miếu thờ thần Đất ở đây cũng thường được nhân dân gọi là miếu Thổ Thần. Tên gọi này gắn liền với địa vị của thần là Bản xứ Hậu Thổ cố chi thần. Ngoài ra còn có phủ thờ Tam tòa Thánh mẫu trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt nên di tích thường được gọi là Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu.

II. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ ĐƯỜNG ĐẾN DI TÍCH

1. Địa điểm di tich:

Di tích miếu Thổ Thần và Phủ mẫu thuộc làng Phong Phú, xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa kia nơi đây là vùng đất cát ven biển, trải qua q trình phù sa bồi đắp và sự khai hoang lập ấp đã biến thành vùng đất màu mỡ, đông dân.

- Thời Trần - Hồ là đất thuộc huyện Chi Nga, thuộc Châu Ái. Thời Lê sơ đổi tên Chi Nga thành Nga Giang, thuộc phủ Hà Trung.

- Cuối thế kỷ XIX, thuộc xã Kiên Giáp, tổng Đô Bái, huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung.

Xã Nga Phú trước Cách mạng tháng Tám là xã Nhân Phú thuộc tổng Tân Phong. Từ năm 1946 - 1949 chia thành hai xã thái hòa, Phủ Hải. Từ năm 1949 - 1954 sáp nhập 2 xã nên gọi là Nhân Phú. Từ năm 1954 gọi là xã Nga Phú. Hiện nay gồm các làng: Phong Phú, Văn Đức, Chính Nghĩa, Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát[1]

Làng Phong Phú trước kia là giáp Nhất của làng Nhân Sơn[2]. Sau này trong quá trình phát triển, dân số ngày càng nhiều nên giáp được tách thành một làng như hiện nay.

2. Đường đến di tích

Để đi đến di tích chúng ta có thể đi bằng hai tuyến đường bộ:

Từ Thành Phố Thanh Hóa đi về hướng Bắc theo đường Quốc lộ 10A, tới địa phận Hoằng Trung thuộc huyện Hoằng Hóa, theo đường liên huyện Hậu Lộc khoảng 10km gặp Quốc Lộ 10. Từ Quốc Lộ 10 qua huyện Hậu Lộc rồi đến Cầu Thắm, theo đường Quốc Lộ 10 khoảng 17 km rẽ phải theo đường liên xã hơn 1km tới làng Phong Phú.

Hoặc từ thành phố Thanh Hóa đi theo Quốc lộ 1A về hướng Bắc địa phận thị trấn Hà Trung, rẽ Phải theo đường tỉnh lộ 13 về hướng Nga Sơn (khoảng 18km) gặp đường Quốc lộ 10 tại địa phận xã Nga Mỹ (cũ). Từ đây rẽ trái theo đường Quốc lộ 10 khoảng 10km đến ngã ba, theo đường liên xã khoảng 1km đến làng Phong Phú. Di tích nằm cách đường khoảng 100m về hướng Nam.

III. LOẠI DI TÍCH

Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu thuộc loại di tích lịch sử.

IV. SINH HOẠT VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG LIÊN QUAN ĐẾN DI TÍCH

Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh, cầu mong các vị thần che chở cho nhân dân trong làng.

Hàng năm tại di tích thường tổ chức 2 kỳ lễ hội chính vào mùa xuân và mùa thu–“xuân thu nhị kỳ”.

Miếu Thổ Thần Phong Phú

Ngày 15 tháng 02(Âm lịch) tổ chức giỗ Thánh mẫu Liễu Hạnh.

Ngày 15 tháng 08 tổ chức lễ tế thần Hoàng Làng nhân dân địa phương thường tổ chức tế lễ để cầu cho quốc thái, dân an, mọi gia đình an khang thịnh vượng.

Ngoài các kỳ lễ chính, vào các ngày tuần, ngày sóc Mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng nhân dân địa phương và quanh vùng thường đến dâng hương tại di tích.

V. KHẢO TẢ DI TÍCH

* Về niên đại di tích:

Hiện nay không còn tài liệu nào ghi chép vè lịch sử xây dựng của di tích. Tuy nhiên hiện, qua hai đạo sắc phong còn lưu lại tại Miếu thờ cho biết vị thần đã được triều đình phong kiến hai lần ban tặng sắc phong; lần thứ nhất vào niên hiệu Khải Định thứ 2 (1917) và lần thứ hai vào niên hiệu Khải Định thứ 9 (1924). Như vậy qua các đạo sắc phong này có thể khẳng định việc nhân dân làng Phong Phú thờ phụng vị thần là Bản xứ Hậu Thổ cố chi thần (Thần thổ địa bản xứ) đã có từ khi thần được phong sắc.

Ban đầu miếu thờ được đắp bằng đất sét, hệ thống khung vì kèo bằng gỗ, rui mè bằng luồng lợp bổi.

Năm 1990 do khí hậu ẩm thấp, các cấu kiện của Miếu thờ đã bị hư hỏng xuống cấp trầm trọng. Vì thế, nhân dân trong làng đã quyên góp và xây dựng lại Miếu thờ thành một gian Hậu cung hiện nay để làm nơi thờ Thần.

Đến năm 1998 xây thêm 3 gian Tiền đường nằm ngang nối với nhà Hậu cung thành cấu trúc nhà hình chữ Đinh (J) như hiện nay.

Do nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và nhằm phát huy giá trị di tích theo gốc vốn cũ, năm 2009 nhân dân địa phương đã khôi phục lại nhà thờ Mẫu theo cấu trúc hình chữ Đinh (J) gồm 3 gian Tiền Đường và 1 gian Hậu cung.

* Về cấu trúc:

Hiện nay, Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu nằm ở thửa đất 183 (Theo bản đồ địa chính xã Nga Phú, đo vẽ năm 2003) với diện tích 141m2 trên thế đất bằng phẳng.

Phía Đông và phía Nam giáp cánh đồng lúa của Làng, phía Tây và phía Bắc giáp nhà dân.

Hiện nay, toàn bộ các công trình của di tích được xây quay mặt hướng Đông. Từ ngoài vào trong gồm có các công trình: Sân, Nhà thờ Mẫu và Miếu thờ Thổ Thần.

* Về hệ thống thờ tự:

- Miếu Thổ Thần: tại gian Hậu cung được bài trí thờ tự theo từ cao xuống thấp như sau:

+ Bệ thờ thứ nhất giáp tường hồi sau Hậu cung (từ trên xuống): cao 1,41m; rộng 0,73 m, dài 2,14m.

Đặt long ngai và tượng thờ Đại Hải Thành hoàng Đại Vương tôn thần và Bản xứ Hậu thổ cố chi thần. Hai pho tượng này được làm mới theo kiểu dáng tượng ngồi tương đối giống nhau. Đầu đội mũ cánh buồm, hai tay đặt trên đùi; tay phải đặt ngửa, tay trái đặt úp.

+ Bệ thứ hai: cao 1,21m, rộng 0,28m, dài 2,14m. Đặt mũ, đai thờ, hộp đựng sắc phong, 02 bát nhang, cây nến, cây hoa…

+ Bệ thứ ba: cao 1,08, rộng 0,28, dài 2,14. Đặt long ngai, khay mịch…

+ Bệ thờ thứ tư: cao 0,95m, dài 2,14m, rộng 0,8m. Bài trí sơ đồ: Bát hương, mâm bồng, đài chén, lọ hoa…

- Phủ Mẫu:

+ Bệ thờ thứ nhất giáp tường hồi phía sau Hậu cung (từ trên xuống): cao 1,4m, rộng 1m, dài 1,6m. Đặt khám thờ, tranh thờ và 3 pho tượng Thánh Mẫu. Ba pho tượng đầu đội khăn có hoa hình dáng tương đối giống nhau; tư thế các pho tượng ngồi đầu xếp bằng, hay tay đặt trên đùi.

+ Bệ thờ thứ hai: cao 1,2m, rộng 0,4m, dài 1,6m. Đặt hộp đựng sắc phong, bát hương, đài nước.

+ Bệ thờ thứ ba: cao 1m, rộng 0,62, dài 1,6m. Bài trí một số đồ thờ như mâm đồng, đài chén, cây nến, ống hương… và hai pho tượng cô hầu.

VI. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HÓA, KHOA HỌC THẨM MỸ CỦA DI TÍCH

Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu là di tích có giá trị về nhiều mặt.

Phủ Mẫu Phong Phú

Về mặt lịch sử: Đây là di tích đã được xây dựng, tồn tại và gắn liền với đời sống nhân dân làng Phong Phú hằng trăm năm nay và được nhân dân địa phương nhiều lần trùng tu tôn tạo. Các tài liệu còn lưu giữ tại di tích cung cấp cho chúng ta biết về sự thay đổi tên gọi của làng, xã từ trước đến nay.

Về mặt văn hóa: Miếu Thổ Thần Và Phủ Mẫu là nơi thờ Thổ Thần - vị thần đã có nhiều linh ứng được nhân dân tôn thờ và các triều đại phong kiến ban tặng sắc phong; ngoài ra ở đây còn phối thờ Thành Hoàng làng. Vì thế nơi đây trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tâm linh của nhân dân trong làng nói riêng và quanh vùng nói chung.

Về mặt thẩm mỹ: Thông qua các hiện vật tại di tích, đặc biệt là hoa văn trang trí trên các hiện vật cũ còn lưu giữ như sắc phong, bát bửu, kiệu… giúp chúng ta ta tìm hiểu, nghiên cứu về mỹ thuật cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.

Với những giá trị trên, đây là di tích có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện lịch sử, văn hóa, mỹ thuật… Vì vậy, Miếu Thổ Thần và Phủ Mẫu là di tích lịch sử - văn hóa cần được bảo vệ và phát huy giá trị.

Ban Quản lý di tích xã Nga Phú



[1] Ban nghiên cứu và Biên soạn lịch sử Thanh Hóa. Tên làng xã Thanh Hóa, tập 2, Nxb Thanh Hóa, 2001, tr79.

[2] Làng Nhân Sơn trước kia chia thành 7 giáp (từ giáp 1 đến giáp 7).

Công khai KQ giải quyết TTHC