Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
323798

Di tích đền Mai An Tiêm

Ngày 23/03/2024 15:55:53

Nhắc đến Nga Sơn, ai cũng sẽ nghĩ đến câu chuyện về Mai An Tiêm - người đã “ khai sinh” ra quả dưa hấu. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích “ Quả dưa hấu” trở thanh biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt thuở các Vua Hùng dựng nước.

DI TÍCH ĐỀN MAI AN TIÊM

Nhắc đến Nga Sơn, ai cũng sẽ nghĩ đến câu chuyện về Mai An Tiêm - người đã khai sinh ra quả dưa hấu. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích Quả dưa hấu trở thanh biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt thuở các Vua Hùng dựng nước.

Khuôn viên đền thờ Mai An Tiêm

Đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, cách huyện lỵ Nga Sơn khoảng 7km về phía đông bắc. Ngôi đền nhỏ, đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền từ bao đời nay.

Theo truyền thuyết : Mai An Tiêm vốn là con nuôi của Vua Hùng thứ 18, là một người thông minh, cần cù và cương nghị. Một lần vô tình nói với vua cha “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” đã bị vua cha bắt đi đầy ngoài đảo hoang vì tội bất kính, khi quân. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, sóng to gió lớn, Mai An Tiêm đã đến một hoang đảo đầy chim muông và thú dữ. Ông và gia quyến đã bị giam cầm ở đây không hẹn ngày về, không có mối liên hệ với đất liền và quê nhà. Vốn là người bản lĩnh, ở nơi hoang đảo, ông đã cùng vợ vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn, chọn hang đá làm nhà che mưa che nắng, dùng cành cây nhọn đào đất tìm nước uống, mài đá để lấy lửa, xuống biển mò cua bắt ốc để ăn

Một ngày kia, có con chim lạ đánh rơi mảnh dưa hấu ăn dở, ông phát hiện ra đó là giống quả quý nên đã trồng nó. Từ miếng dưa đỏ mà loài chim lạ mang đến, bằng bàn tay lao động, vợ chồng Mai An Tiêm đã có một vườn dưa hấu, quả to, trong đỏ ngoài xanh, vị ngọt thanh mát. Cứ thế, những vườn dưa hấu lan dần khắp bãi và không ngừng đơm hoa kết trái.

Vào vụ thu hoạch, Mai An Tiêm lấy que vạch lên vỏ quả dưa hấu rồi đem thả xuống biển, với hy vọng những con sóng sẽ đẩy chúng vào bờ để mọi người biết và chung hưởng.

Cách tiếp thị độc đáo ấy của Mai An Tiêm đã được đất liền đón nhận. Và nhờ đó, vua biết Mai An Tiêm và vợ con vẫn còn sống. Vua liền cho thuyền ra đón vợ chồng Mai An Tiêm trở về triều đình.

Câu chuyện Mai An Tiêm không chỉ là lời lý giải về nguồn gốc của loài dưa hấu ngọt mát, đó còn là bài ca về ý chí vượt khó vươn lên, về quyết tâm chinh phục khó khăn; là bài ca về chữ hiếu, chữ ân, chữ nghĩa, chữ tình….những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt muôn đời cần giữ gìn và phát huy. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước. Và tinh thần của Mai An Tiêm từ thời lập nước đã truyền cảm hứng qua nhiều thế hệ và sẽ là tinh thần của các thế hệ khởi nghiệp của chúng ta ngày nay.

Trước mặt đền thờ là cánh đồng lúa trải dài bát ngát. Hai bên đền là hai dãy núi cao, một bên như một con rồng đang uốn lượn nên được gọi là núi Rồng Chầu, đầu rồng là một ngọn núi nhỏ. Theo lời truyền văn, đây là nơi Mai An Tiêm thường tới mỗi khi mong nhớ vua cha, cũng là nơi Mai An Tiêm, đến để thả dưa hấu, nhờ sóng biển đưa về đất liền, nên núi có tên gọi núi Mong, bên còn lại giống hình một con Voi đang quỳ nên được gọi là núi Voi Phục. Dưới tán đa già, thuộc dãy núi Voi Phục, có một hang sâu, mang tên Huyền Châu Động. Tạo hóa kỳ diệu đã tạo nên nhiều tuyệt tác trong hang sâu bằng các nhũ đá long lanh qua các hình tượng như: Con đại bàng, hình tượng mâm xôi, hình con rùa….. Phía đông đền thờ là ngọn núi Trích Trợ như bông sen thơm ngát, có nhiều bài thơ của các bậc tiền nhân được khắc trên vách núi thường ví núi như ngọn hải đăng của cửa Thần Phù soi sáng vùng biển đảo Nga Sơn. Xa xa về phía tây, vượt qua eo lưỡi liềm có một khu đất bằng phẳng, rộng khoảng 1 ha, tương truyền đây chính là bãi trồng dưa của gia đình Mai An Tiêm xưa kia.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc, năm 2010 UBND Tỉnh cho phép trùng tu tôn tạo lại đền thờ đức thánh Mai An Tiêm tại chính nơi vốn được tương truyền là nơi ngài và Gia đình đã dựng lều sinh sống tại xã Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa. Ngôi đền tựa lưng vào núi như chiếc ngai vàng vững chắc, kết cấu hình chữ đinh với năm gian tiền bái và ba gian hậu cung.

Tại gian hậu cung, trên ngôi cao nhất có linh vị của thân phụ và thân mẫu của đức thánh Mai An Tiêm. Chính tọa ở giữa là đức thánh, trên tay ngài có cầm quả dưa hấu đỏ là tượng trưng cho công đức to lớn của ngài.

Tại gian tiền bái có thờ 1 vị thánh có tên là Áp Lãng Chân Nhân. Áp Lãng Chân Nhân gắn liền với một địa danh khác vô cùng nổi tiếng của đất Nga Sơn, đó chính là cửa biển Thần Phù, nơi gắn liền với câu ca dao :

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm

Di tích Mai An Tiêm đã được xếp hạng cấp Tỉnh và là một trong những di tích trọng điểm nằm trong quần thể di tích thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch của Nga Sơn. Hiện khu di tích này đã được xây dựng tương đối hoàn hiện. Đền thờ Mai An Tiêm đã được tu bổ, tôn tạo khang trang phỏng theo kiến trúc đình đền Việt Nam. Cổng tứ trụ gồm 4 cột theo cổng tứ trụ truyền thống, trên đỉnh trụ lắp Phượng lật, bốn mặt lồng đèn đắp hoa trang trí hình Long - Ly - Quy - Phượng…. Đền còn lưu giữ được 4 sắc phong cổ, trong đó có 3 sắc phong màu vàng sẫm chiều dài khoảng 1m, chiều rộng 50cm. Sắc phong còn lại màu trắng nhạt. Các sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn như: vua Duy Tân, Khải Định sắc phong cho thôn ngoại huyện Nga Sơn thờ phụng. Đặc biệt, chuẩn phong cho phép phụng thờ, dùng theo Quốc khánh.

Nghi thức rước sắc phong

Để tưởng nhớ công lao của đức thánh Mai An Tiêm, hàng năm huyện Nga Sơn lấy ngày 12/3 âm lịch tổ chức lễ hội Mai An Tiêm với nhiều hoạt động phong phú cả về phần lễ và phần hội nhằm khơi dậy truyền thống lao động cần cù, sang tạo, ý chí tự lực tự cường, đức tính kiên trì, nhẫn nại và tình yêu quê hương của Mai An Tiêm, góp phần động viên các thế hệ hôm nay phát huy truyền thống của ông cha thuở trước xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đây cũng là dịp gắn kết văn hóa với quảng bá du lịch địa phương, phát huy khơi dậy tiềm năng du lịch vốn có.

Đền thờ thần tổ Mai An Tiêm

Ngày hội gồm nhiều tiết mục: Rước kiệu, dâng hương, lễ tế tái hiện lại cuộc đời của Mai An Tiêm… Lễ hội Mai An Tiêm - một lễ hội văn hóa, lịch sử giàu truyền thống, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền bối đã có công gây dựng, giữ gìn và bảo vệ non song đất nước. Lễ hội cũng là dịp để thế hệ con cháu tri ân, đồng thời tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - chủ tịch VCCI, Trưởng ban chỉ đạo chương trình khởi nghiệp quốc gia đã phát biểu: Mai An Tiêm là người trồng dưa và khắc tên lên dưa thả ra biển để tiếp thị. Có thể nói, ông là Vị Tổ của nông nghiệp và marketing của Việt Nam. Hy vọng chúng ta sẽ luôn có mùa trĩu quả, đất nước ta sẽ có hàng triệu Mai An Tiêm tỏa sáng!

Rước kiệu trong Lễ hội Mai An Tiêm

Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức không chỉ nhằm tái hiện lại cuộc sống khó khăn, song cũng đầy nghĩa tình của đôi vợ chồng trẻ, mà còn đề cao nghị lực sống của con người, cũng như mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống yêu nước, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương. Đồng thời là dịp để giới thiệu, quảng bá, bảo lưu những giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích đền thờ Mai An Tiêm, về truyền thuyết Mai An Tiêm và quả dưa hấu, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần, tâm linh của các tầng lớp Nhân dân và du khách thập phương.

Thông qua truyền thuyết về Mai An Tiêm và phần lễ tại Lễ hội Mai An Tiêm, đã gợi cho Nhân dân và du khách hiểu thêm về nhân vật lịch sử đã có công khai khẩn vùng đất hoang ven biển, gắn với quá trình khai phá và chinh phục biển cả của người Việt ở buổi bình minh dựng nước. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu luôn là niềm tự hào không chỉ của Nhân dân Nga Sơn, mà đó còn là đại diện cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta từ thời dựng nước cho đến ngày nay.

Ban Quản lý di tích xã Nga Phú

Di tích đền Mai An Tiêm

Đăng lúc: 23/03/2024 15:55:53 (GMT+7)

Nhắc đến Nga Sơn, ai cũng sẽ nghĩ đến câu chuyện về Mai An Tiêm - người đã “ khai sinh” ra quả dưa hấu. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích “ Quả dưa hấu” trở thanh biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt thuở các Vua Hùng dựng nước.

DI TÍCH ĐỀN MAI AN TIÊM

Nhắc đến Nga Sơn, ai cũng sẽ nghĩ đến câu chuyện về Mai An Tiêm - người đã khai sinh ra quả dưa hấu. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích Quả dưa hấu trở thanh biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt thuở các Vua Hùng dựng nước.

Khuôn viên đền thờ Mai An Tiêm

Đền thờ Mai An Tiêm thuộc xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, cách huyện lỵ Nga Sơn khoảng 7km về phía đông bắc. Ngôi đền nhỏ, đơn sơ nép mình bên sườn núi nhưng chứa đựng cả một huyền thoại đẹp được lưu truyền từ bao đời nay.

Theo truyền thuyết : Mai An Tiêm vốn là con nuôi của Vua Hùng thứ 18, là một người thông minh, cần cù và cương nghị. Một lần vô tình nói với vua cha “Của biếu là của lo, của cho là của nợ” đã bị vua cha bắt đi đầy ngoài đảo hoang vì tội bất kính, khi quân. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, sóng to gió lớn, Mai An Tiêm đã đến một hoang đảo đầy chim muông và thú dữ. Ông và gia quyến đã bị giam cầm ở đây không hẹn ngày về, không có mối liên hệ với đất liền và quê nhà. Vốn là người bản lĩnh, ở nơi hoang đảo, ông đã cùng vợ vật lộn với thiên nhiên để sinh tồn, chọn hang đá làm nhà che mưa che nắng, dùng cành cây nhọn đào đất tìm nước uống, mài đá để lấy lửa, xuống biển mò cua bắt ốc để ăn

Một ngày kia, có con chim lạ đánh rơi mảnh dưa hấu ăn dở, ông phát hiện ra đó là giống quả quý nên đã trồng nó. Từ miếng dưa đỏ mà loài chim lạ mang đến, bằng bàn tay lao động, vợ chồng Mai An Tiêm đã có một vườn dưa hấu, quả to, trong đỏ ngoài xanh, vị ngọt thanh mát. Cứ thế, những vườn dưa hấu lan dần khắp bãi và không ngừng đơm hoa kết trái.

Vào vụ thu hoạch, Mai An Tiêm lấy que vạch lên vỏ quả dưa hấu rồi đem thả xuống biển, với hy vọng những con sóng sẽ đẩy chúng vào bờ để mọi người biết và chung hưởng.

Cách tiếp thị độc đáo ấy của Mai An Tiêm đã được đất liền đón nhận. Và nhờ đó, vua biết Mai An Tiêm và vợ con vẫn còn sống. Vua liền cho thuyền ra đón vợ chồng Mai An Tiêm trở về triều đình.

Câu chuyện Mai An Tiêm không chỉ là lời lý giải về nguồn gốc của loài dưa hấu ngọt mát, đó còn là bài ca về ý chí vượt khó vươn lên, về quyết tâm chinh phục khó khăn; là bài ca về chữ hiếu, chữ ân, chữ nghĩa, chữ tình….những truyền thống tốt đẹp của người dân Việt muôn đời cần giữ gìn và phát huy. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu là minh chứng cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước. Và tinh thần của Mai An Tiêm từ thời lập nước đã truyền cảm hứng qua nhiều thế hệ và sẽ là tinh thần của các thế hệ khởi nghiệp của chúng ta ngày nay.

Trước mặt đền thờ là cánh đồng lúa trải dài bát ngát. Hai bên đền là hai dãy núi cao, một bên như một con rồng đang uốn lượn nên được gọi là núi Rồng Chầu, đầu rồng là một ngọn núi nhỏ. Theo lời truyền văn, đây là nơi Mai An Tiêm thường tới mỗi khi mong nhớ vua cha, cũng là nơi Mai An Tiêm, đến để thả dưa hấu, nhờ sóng biển đưa về đất liền, nên núi có tên gọi núi Mong, bên còn lại giống hình một con Voi đang quỳ nên được gọi là núi Voi Phục. Dưới tán đa già, thuộc dãy núi Voi Phục, có một hang sâu, mang tên Huyền Châu Động. Tạo hóa kỳ diệu đã tạo nên nhiều tuyệt tác trong hang sâu bằng các nhũ đá long lanh qua các hình tượng như: Con đại bàng, hình tượng mâm xôi, hình con rùa….. Phía đông đền thờ là ngọn núi Trích Trợ như bông sen thơm ngát, có nhiều bài thơ của các bậc tiền nhân được khắc trên vách núi thường ví núi như ngọn hải đăng của cửa Thần Phù soi sáng vùng biển đảo Nga Sơn. Xa xa về phía tây, vượt qua eo lưỡi liềm có một khu đất bằng phẳng, rộng khoảng 1 ha, tương truyền đây chính là bãi trồng dưa của gia đình Mai An Tiêm xưa kia.

Để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sâu sắc của dân tộc, năm 2010 UBND Tỉnh cho phép trùng tu tôn tạo lại đền thờ đức thánh Mai An Tiêm tại chính nơi vốn được tương truyền là nơi ngài và Gia đình đã dựng lều sinh sống tại xã Nga Phú, Nga Sơn, Thanh Hóa. Ngôi đền tựa lưng vào núi như chiếc ngai vàng vững chắc, kết cấu hình chữ đinh với năm gian tiền bái và ba gian hậu cung.

Tại gian hậu cung, trên ngôi cao nhất có linh vị của thân phụ và thân mẫu của đức thánh Mai An Tiêm. Chính tọa ở giữa là đức thánh, trên tay ngài có cầm quả dưa hấu đỏ là tượng trưng cho công đức to lớn của ngài.

Tại gian tiền bái có thờ 1 vị thánh có tên là Áp Lãng Chân Nhân. Áp Lãng Chân Nhân gắn liền với một địa danh khác vô cùng nổi tiếng của đất Nga Sơn, đó chính là cửa biển Thần Phù, nơi gắn liền với câu ca dao :

Lênh đênh qua cửa Thần Phù

Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm

Di tích Mai An Tiêm đã được xếp hạng cấp Tỉnh và là một trong những di tích trọng điểm nằm trong quần thể di tích thắng cảnh phục vụ phát triển du lịch của Nga Sơn. Hiện khu di tích này đã được xây dựng tương đối hoàn hiện. Đền thờ Mai An Tiêm đã được tu bổ, tôn tạo khang trang phỏng theo kiến trúc đình đền Việt Nam. Cổng tứ trụ gồm 4 cột theo cổng tứ trụ truyền thống, trên đỉnh trụ lắp Phượng lật, bốn mặt lồng đèn đắp hoa trang trí hình Long - Ly - Quy - Phượng…. Đền còn lưu giữ được 4 sắc phong cổ, trong đó có 3 sắc phong màu vàng sẫm chiều dài khoảng 1m, chiều rộng 50cm. Sắc phong còn lại màu trắng nhạt. Các sắc phong của các triều đại nhà Nguyễn như: vua Duy Tân, Khải Định sắc phong cho thôn ngoại huyện Nga Sơn thờ phụng. Đặc biệt, chuẩn phong cho phép phụng thờ, dùng theo Quốc khánh.

Nghi thức rước sắc phong

Để tưởng nhớ công lao của đức thánh Mai An Tiêm, hàng năm huyện Nga Sơn lấy ngày 12/3 âm lịch tổ chức lễ hội Mai An Tiêm với nhiều hoạt động phong phú cả về phần lễ và phần hội nhằm khơi dậy truyền thống lao động cần cù, sang tạo, ý chí tự lực tự cường, đức tính kiên trì, nhẫn nại và tình yêu quê hương của Mai An Tiêm, góp phần động viên các thế hệ hôm nay phát huy truyền thống của ông cha thuở trước xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Đây cũng là dịp gắn kết văn hóa với quảng bá du lịch địa phương, phát huy khơi dậy tiềm năng du lịch vốn có.

Đền thờ thần tổ Mai An Tiêm

Ngày hội gồm nhiều tiết mục: Rước kiệu, dâng hương, lễ tế tái hiện lại cuộc đời của Mai An Tiêm… Lễ hội Mai An Tiêm - một lễ hội văn hóa, lịch sử giàu truyền thống, tưởng nhớ công ơn của các bậc tiền bối đã có công gây dựng, giữ gìn và bảo vệ non song đất nước. Lễ hội cũng là dịp để thế hệ con cháu tri ân, đồng thời tiếp nối truyền thống lịch sử vẻ vang của cha ông, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết toàn dân tộc.

Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc - chủ tịch VCCI, Trưởng ban chỉ đạo chương trình khởi nghiệp quốc gia đã phát biểu: Mai An Tiêm là người trồng dưa và khắc tên lên dưa thả ra biển để tiếp thị. Có thể nói, ông là Vị Tổ của nông nghiệp và marketing của Việt Nam. Hy vọng chúng ta sẽ luôn có mùa trĩu quả, đất nước ta sẽ có hàng triệu Mai An Tiêm tỏa sáng!

Rước kiệu trong Lễ hội Mai An Tiêm

Lễ hội Mai An Tiêm được tổ chức không chỉ nhằm tái hiện lại cuộc sống khó khăn, song cũng đầy nghĩa tình của đôi vợ chồng trẻ, mà còn đề cao nghị lực sống của con người, cũng như mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống yêu nước, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, quê hương. Đồng thời là dịp để giới thiệu, quảng bá, bảo lưu những giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích đền thờ Mai An Tiêm, về truyền thuyết Mai An Tiêm và quả dưa hấu, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần, tâm linh của các tầng lớp Nhân dân và du khách thập phương.

Thông qua truyền thuyết về Mai An Tiêm và phần lễ tại Lễ hội Mai An Tiêm, đã gợi cho Nhân dân và du khách hiểu thêm về nhân vật lịch sử đã có công khai khẩn vùng đất hoang ven biển, gắn với quá trình khai phá và chinh phục biển cả của người Việt ở buổi bình minh dựng nước. Hình ảnh Mai An Tiêm và sự tích quả dưa hấu luôn là niềm tự hào không chỉ của Nhân dân Nga Sơn, mà đó còn là đại diện cho sức sống mãnh liệt của dân tộc ta từ thời dựng nước cho đến ngày nay.

Ban Quản lý di tích xã Nga Phú

Công khai KQ giải quyết TTHC