Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
323798

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Ngày 27/11/2023 19:55:57

Hơn hai mươi năm qua, sau khi Quy chế Dân chủ ở cơ sở được ban hành, các cấp ủy đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, sáng tạo. Quyền làm chủ của nhân dân ở các địa phương trong cả nước được phát huy mạnh mẽ. Đó là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu dân chủ một cách dễ hiểu: Dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Người còn nhấn mạnh:“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đềuvì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”; thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Để quyền làm chủ của nhân dân đi vào thực tế của đời sống xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ, muốn phát huy sức mạnh và sự sáng tạo vô địch của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải tạo ra được những thể chế, chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi quyền làm chủ của người dân được tôn trọng và bảo đảm, sẽ tạo nền tảng, cơ sở vững chắc để các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Muốn thực hiện được điều đó, cần dân chủ hóa mọi hoạt động của Đảng và của cả hệ thống chính trị nhằm tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội, đóng góp trí tuệ và vật chất để xây dựng, bảo vệ đất nước. Phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”đã được thể hiện trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và được thể chế thành văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Xuất phát từ thực trạng yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở và mất dân chủ ở cơ sở diễn ra nghiêm trọng ở không ít nơi, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây nên tình trạng mất an ninh và trật tự xã hội ở một số địa phương, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW,“Về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”để cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/HNTW, ngày 18-6-1997, Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong sạch, vững mạnh - coi đây là một khâu quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở - nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải đặt trong tổng thể mối quan hệ chính trị - pháp lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”,nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng đang xảy ra ở không ít nơi. Qua đó, nhằm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; góp phần quan trọng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết số 45/1998, Nghị quyết số 55/1998, Nghị quyết số 60/1998, Pháp lệnh số 34/2007 và Chính phủ ban hành các Nghị định số: 29/1998, 71/1998, 07/1999, 79/2003, 87/2007 về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đã tạo ra cơ chế cụ thể về quyền làm chủ của nhân dân.
Nhằm đáp ứng tình hình mới của cách mạng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức sơ kết, tổng kết, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phù hợp với từng giai đoạn. Trong đó khẳng định những giá trị của Chỉ thị số 30 - CT/TW, yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện Chỉ thị một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các loại hình cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân; xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài. Kế thừa và tiếp nối quan điểm nhất quán đó, Văn kiện Đại hội XII của Đảng tập trung làm rõ tình hình, phương hướng, nhiệm vụ “tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Đồng thời, khẳng định: “Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện”. Văn kiện của Đại hội XII cũng nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”". Đồng thời, đặtnhân dân là chủ thể và luôn đề cao vai trò to lớn của nhân dân; không chỉ nhấn mạnh phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mà còn nhấn mạnh yếu tố “dân thụ hưởng” - là vấn đề có tính quy luật, làm thì phải được thụ hưởng, nếu làm mà khôngthụ hưởng thì không tạo động lực để ai làm. Động lực chính là lợi ích. Lợi ích phải hài hòa tổng thể lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Sưu tầm tư liệu và biên tập: Văn phòng - Thống kê xã

Nhìn lại chặng đường hơn 20 năm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Đăng lúc: 27/11/2023 19:55:57 (GMT+7)

Hơn hai mươi năm qua, sau khi Quy chế Dân chủ ở cơ sở được ban hành, các cấp ủy đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, sáng tạo. Quyền làm chủ của nhân dân ở các địa phương trong cả nước được phát huy mạnh mẽ. Đó là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu dân chủ một cách dễ hiểu: Dân chủ nghĩa là dân là chủ và dân làm chủ. Người còn nhấn mạnh:“Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đềuvì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân.Trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân”; thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Để quyền làm chủ của nhân dân đi vào thực tế của đời sống xã hội, Đảng ta đã chỉ rõ, muốn phát huy sức mạnh và sự sáng tạo vô địch của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phải tạo ra được những thể chế, chủ trương, chính sách thích hợp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi quyền làm chủ của người dân được tôn trọng và bảo đảm, sẽ tạo nền tảng, cơ sở vững chắc để các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện có hiệu quả trong thực tế. Muốn thực hiện được điều đó, cần dân chủ hóa mọi hoạt động của Đảng và của cả hệ thống chính trị nhằm tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia quản lý công việc của Nhà nước và xã hội, đóng góp trí tuệ và vật chất để xây dựng, bảo vệ đất nước. Phương châm“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”đã được thể hiện trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và được thể chế thành văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
Xuất phát từ thực trạng yếu kém của hệ thống chính trị cơ sở và mất dân chủ ở cơ sở diễn ra nghiêm trọng ở không ít nơi, làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, gây nên tình trạng mất an ninh và trật tự xã hội ở một số địa phương, ngày 18-2-1998, Bộ Chính trị (khóa VIII) ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW,“Về xây dựng và thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở”để cụ thể hóa Nghị quyết số 03-NQ/HNTW, ngày 18-6-1997, Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong sạch, vững mạnh - coi đây là một khâu quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở - nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân phải đặt trong tổng thể mối quan hệ chính trị - pháp lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”,nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lý nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng đang xảy ra ở không ít nơi. Qua đó, nhằm xây dựng bộ máy chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; góp phần quan trọng vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chỉ thị nêu rõ nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở. Trên cơ sở đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các Nghị quyết số 45/1998, Nghị quyết số 55/1998, Nghị quyết số 60/1998, Pháp lệnh số 34/2007 và Chính phủ ban hành các Nghị định số: 29/1998, 71/1998, 07/1999, 79/2003, 87/2007 về ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, cơ quan hành chính, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đã tạo ra cơ chế cụ thể về quyền làm chủ của nhân dân.
Nhằm đáp ứng tình hình mới của cách mạng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổ chức sơ kết, tổng kết, ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phù hợp với từng giai đoạn. Trong đó khẳng định những giá trị của Chỉ thị số 30 - CT/TW, yêu cầu tiếp tục quán triệt, thực hiện Chỉ thị một cách đồng bộ, đi vào chiều sâu ở tất cả các loại hình cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân; xác định đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài. Kế thừa và tiếp nối quan điểm nhất quán đó, Văn kiện Đại hội XII của Đảng tập trung làm rõ tình hình, phương hướng, nhiệm vụ “tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”. Đồng thời, khẳng định: “Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân, từ nêu sáng kiến, tham gia thảo luận, tranh luận đến giám sát quá trình thực hiện”. Văn kiện của Đại hội XII cũng nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là: “Tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở; thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm“Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”". Đồng thời, đặtnhân dân là chủ thể và luôn đề cao vai trò to lớn của nhân dân; không chỉ nhấn mạnh phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, mà còn nhấn mạnh yếu tố “dân thụ hưởng” - là vấn đề có tính quy luật, làm thì phải được thụ hưởng, nếu làm mà khôngthụ hưởng thì không tạo động lực để ai làm. Động lực chính là lợi ích. Lợi ích phải hài hòa tổng thể lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Sưu tầm tư liệu và biên tập: Văn phòng - Thống kê xã

Công khai KQ giải quyết TTHC