Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
323798

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố

Ngày 24/08/2023 16:44:07

Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm xã Nga Phú hướng dẫn những điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố nhằm mục đích nhân dân biết các điều kiện đảm bảo ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố đồng thời phân biệt được thực phẩm an toàn trong quá trình sử dụng.

Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. Loại thức ăn đa dạng, phong phú, đáp ứng nhanh nhu cầu ăn uống của người tiêu dung từ thịt, cá, rau, quả đến hạt, củ, đồ ướp lạnh, quay, nướng … loại nào cũng có và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu người tiêu dung sử dụng phải thức ăn đường phố không an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Bộ y tế quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố, cụ thể như sau:

I. Các quy định về địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ

1, Bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố; nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

2, Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chức đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

3, Nước để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn; có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với quy chuẩn.

4, Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay, có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chức đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

5, Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.

6, Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gang; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dung găng tay sử dụng một lần.

7, Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.

8, Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải thu được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

II. Quy định đối với người kinh doanh thức ăn đường phố

1, Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thục phẩm theo quy định.

2, Người kinh doanh thức ăn đường phố phải đảm bảo sức khỏe theo quy định. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

III. Những người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh sau không được phép tham gia kinh doanh thức ăn đường phố

1, Lao tiến triển chưa được điều trị
2, Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn.
3, Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bang quang, hậu môn), ỉa chảy.
4, Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E) cấp tính
5, Viêm đường hô hấp cấp tính
6, Các tổn thưởng ngoài da nhiễm trùng
7, Người lành mang trùng.
Nguồn: VP điều phối về VS ATTP tỉnh Thanh Hóa
Người biên tập bài: Nguyễn Thị Kiều Oanh (Công chức Văn phòng - Thống kê xã)

Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố

Đăng lúc: 24/08/2023 16:44:07 (GMT+7)

Ban chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm xã Nga Phú hướng dẫn những điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố nhằm mục đích nhân dân biết các điều kiện đảm bảo ATTP trong kinh doanh thức ăn đường phố đồng thời phân biệt được thực phẩm an toàn trong quá trình sử dụng.

Thức ăn đường phố là thực phẩm được chế biến dùng để ăn, uống ngay, trong thực tế được thực hiện thông qua hình thức bán rong, bày bán đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự. Loại thức ăn đa dạng, phong phú, đáp ứng nhanh nhu cầu ăn uống của người tiêu dung từ thịt, cá, rau, quả đến hạt, củ, đồ ướp lạnh, quay, nướng … loại nào cũng có và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nếu người tiêu dung sử dụng phải thức ăn đường phố không an toàn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây ngộ độc thực phẩm cấp và mãn tính và các bệnh truyền qua thực phẩm.

Bộ y tế quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố, cụ thể như sau:

I. Các quy định về địa điểm, trang thiết bị, dụng cụ

1, Bố trí kinh doanh ở khu vực công cộng (bến xe, bến tàu, nhà ga, khu du lịch, khu lễ hội, khu triển lãm), hè đường phố; nơi bày bán thực phẩm cách biệt các nguồn ô nhiễm; bảo đảm sạch sẽ, không làm ô nhiễm môi trường xung quanh.

2, Trường hợp kinh doanh trên các phương tiện để bán rong phải thiết kế khoang chức đựng, bảo quản thức ăn ngay, đồ uống bảo đảm, phải chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng gây hại.

3, Nước để chế biến đơn giản đối với thức ăn ngay, pha chế đồ uống phải đủ số lượng và phù hợp với Quy chuẩn; nước để sơ chế nguyên liệu, vệ sinh dụng cụ, rửa tay phải đủ và phù hợp với Quy chuẩn; có đủ nước đá để pha chế đồ uống được sản xuất từ nguồn nước phù hợp với quy chuẩn.

4, Có đủ trang thiết bị, dụng cụ để chế biến, bảo quản, bày bán riêng biệt thực phẩm sống và thức ăn ngay, có đủ dụng cụ ăn uống, bao gói chức đựng thức ăn bảo đảm vệ sinh; có đủ trang bị che đậy, bảo quản thức ăn trong quá trình vận chuyển, kinh doanh và bảo đảm luôn sạch sẽ; bàn ghế, giá tủ để bày bán thức ăn, đồ uống phải cách mặt đất ít nhất 60 cm.

5, Thức ăn ngay, đồ uống phải để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh và chống được bụi bẩn, mưa, nắng, ruồi nhặng và côn trùng xâm nhập.

6, Người bán hàng phải mang trang phục sạch sẽ và gọn gang; khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, đồ uống ăn ngay phải dung găng tay sử dụng một lần.

7, Nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn bảo đảm có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.

8, Trang bị đầy đủ, sử dụng thường xuyên thùng rác có nắp, túi đựng để thu gom, chứa đựng rác thải và phải chuyển đến địa điểm thu gom rác thải công cộng trong ngày; nước thải phải thu được thu gom và bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường nơi kinh doanh.

II. Quy định đối với người kinh doanh thức ăn đường phố

1, Người kinh doanh thức ăn đường phố phải tập huấn và được cấp Giấy xác nhận kiến thức an toàn thục phẩm theo quy định.

2, Người kinh doanh thức ăn đường phố phải đảm bảo sức khỏe theo quy định. Người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc chứng bệnh truyền nhiễm mà người lao động không được phép tiếp xúc trực tiếp trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm đã được Bộ y tế quy định thì không được tham gia kinh doanh thức ăn đường phố.

III. Những người đang mắc các bệnh hoặc chứng bệnh sau không được phép tham gia kinh doanh thức ăn đường phố

1, Lao tiến triển chưa được điều trị
2, Các bệnh tiêu chảy: tả, lỵ, thương hàn.
3, Các chứng són đái, són phân (rối loạn cơ vòng bang quang, hậu môn), ỉa chảy.
4, Viêm gan vi rút (viêm gan vi rút A, E) cấp tính
5, Viêm đường hô hấp cấp tính
6, Các tổn thưởng ngoài da nhiễm trùng
7, Người lành mang trùng.
Nguồn: VP điều phối về VS ATTP tỉnh Thanh Hóa
Người biên tập bài: Nguyễn Thị Kiều Oanh (Công chức Văn phòng - Thống kê xã)

Công khai KQ giải quyết TTHC