Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
323798

Lịch sử hình thành

Ngày 21/10/2023 09:48:03

Nga Phú là xã thuộc đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá (cách trung tâm huyện khoảng 12 km theo đường chim bay). Phía Bắc giáp xã Nga Điền; phía Nam giáp xã Nga Thái; phía Tây giáp xã Nga An và xã Nga Thái; phía Đông giáp xã Nga Điền và xã Văn Hải (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với ranh giới tự nhiên là sông Càn).

Nga Phú trải dài theo đê sông Càn, với chiều dài từ Bắc xuống Nam là 5 km, chiều rộng từ Đông sang Tây là 2,5 km. Điểm cực Bắc là xóm Nhân Sơn. Điểm cực Đông là xóm Phong Phú. Điểm cực Tây là cánh đồng xóm Chính Nghĩa. Điểm cực Nam là xóm Tân Phát. Với diện tích tự nhiên là 777,3 ha (trước năm 2016, diện tích đất tự nhiên là 781,64 ha đến năm 2016 sau khi quy hoạch xây dựng nông thôn mới diện tích đất tự nhiên còn 777,3 ha), trong đó diện tích đất nông nghiệp là 401,20 ha, còn lại là các loại đất khác.

Địa hình xã Nga Phú thấp, tương đối bằng phẳng và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cũng như các xã trong huyện Nga Sơn, Nga Phú thuộc đồng bằng châu thổ, do phù sa của biển và sông Đáy bồi đắp. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Nga Phú so với các địa phương trong khu vực, đây là vùng đất mới được hình thành, tính theo tuổi địa chất cách đây chừng năm thế kỷ. Đây còn là một vùng biển nông, thỉnh thoảng có hòn đảo nhỏ nhô lên, nhờ sự bồi đắp tích tụ phù sa của biển và sông Đáy ở phía Đông Bắc, sông Càn chảy qua khu vực xã và sông Lèn ở phía Nam, mà cả một vùng đất như: Nga Thuỷ, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thái, Nga Phú…được tạo thành. Ở phía Tây Nam của xã có núi Mai An Tiêm, một ngọn núi chứa nhiều huyền thoại, với câu chuyện “Sự tích dưa hấu” đặc sắc trong kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam. Núi Mai An Tiêm với diện tích chừng khoảng 382.200m2, cao khoảng 350 m, tạo nên nét riêng biệt trong bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình của Nga Phú. Đây là nguồn tài nguyên lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đặc sắc để có thể giúp Nga Phú trở thành điểm du lịch văn hoá tâm linh, sinh thái nổi tiếng của Thanh Hoá.

Là vùng đất được bồi tụ bởi phù sa sông và biển, đất đai ở Nga Phú có đặc điểm tơi xốp, độ phì cao, thường trung tính, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng như các địa phương trong vùng, ở Nga Phú, do có hệ thống đê nên đất ở đây không được bồi đắp thường xuyên, làm giảm độ phì, mặt khác lại ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều lên qua hệ thống sông Hoạt, nên đất bị nhiễm mặn và phèn nhiều. Muốn tăng năng suất cây trồng phải tích cực cải tạo đồng ruộng và có biện pháp chống nhiễm mặn, nhất là khi có triều cường và bão lũ.

Nằm ở vùng đồng bằng Thanh Hoá, Nga Phú có chung kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt, nóng ẩm về mùa hè, khô hanh về mùa đông. Khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 thời tiết thường xuyên nóng ẩm, mưa nhiều. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 7. Tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm là tháng 8. Thời gian này, thường có gió Lào, tính chất khô nóng, tần xuất ở Nga Phú không cao, nhưng khí hậu cũng rất khô nóng. Đồng thời, vào mùa này thường xuất hiện các cơn bão. Với sức gió và lượng mưa lớn, bão thường gây thiệt hại nặng nề về người và của cho Nhân dân địa phương. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa mưa ít, trời lạnh. Lượng mưa trung bình ít nhất và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1. Xưa kia, đây là giai đoạn sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự bất cập trên, đồng thời với sự ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tràn về làm nhiệt độ hạ thấp, đã tạo nên sự đa dạng phong phú trong cơ cấu giống cây trồng ở địa phương, điển hình là việc trồng các cây rau vụ đông. Là xã ven biển, Nga Phú chịu tác động sâu sắc của khí hậu duyên hải. Ngoài chịu sự tác động của gió mùa, Nhân dân địa phương còn chịu ảnh hưởng của gió biển và gió đất. Đặc điểm của gió này là ban ngày thổi từ biển vào, ban đêm thổi từ phía đất liền ra. Nhờ vậy mà không khí ở đây được điều hoà, ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ và sản xuất của Nhân dân.

Phía Đông Bắc của xã là con sông Càn có chiều dài 6 km. Đây là một con sông không lớn nhưng lại kết nối thông thủy với nhiều sông khác và nó trực tiếp đổ ra biển Đông tại cửa Lạch Càn ([1]). Chế độ nước của sông Hoạt theo mùa. Mùa đông ít mưa, dòng sông thu hẹp lại, những bãi bồi nhô lên hai bên bờ, Nhân dân từ xa xưa đã trồng cói. Mùa hè, dòng sông dềnh lên, rộng chừng 40 - 50 mét, khi nước lớn có khi rộng cả trăm mét. Xét ở góc độ vùng, lượng phù sa sông Hoạt không lớn, nhưng ở tiểu vùng, phù sa của sông đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành địa hình của xã và chất đất đặc trưng của vùng châu thổ này. Ở Nga Phú không có hồ lớn, nhưng hầu hết các gia đình đều có ao. Từ xưa, bờ ao cùng với lũy tre làng đã tạo nên bức phên dậu bảo vệ làng. Mặt khác, nó còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân làng, tạo nên bức tranh quê nông thôn của đồng bằng Thanh Hoá.

Cho đến nay, hệ thống giao thông của Nga Phú tương đối thuận tiện cho Nhân dân đi lại. Phía Bắc có Quốc lộ số 10B nối liền hai tỉnh Thanh Hoá-Ninh Bình, có chiều dài khoảng 2,5 km chạy qua thôn Nhân Sơn. Ngoài ra, còn có đường Tỉnh lộ 524 được xây dựng năm 2007, thuộc vành đai chiến lược ven biển chạy qua các thôn Nhân Sơn, Văn Đức, Phong Phú, Tân Thịnh, Tân Hải nối liền giữa các xã vùng ven biển của huyện với chiều dài trên 4,5 km.

Về đường thuỷ, do có sông Càn chảy qua địa bàn xã ra biển, từ xưa nơi đây đã là tuyến giao thông quan trọng của vùng. Từ đây, thuyền có thể ngược lên các xã phía Tây Bắc của huyện, lên Hà Trung, Bỉm Sơn… Khi xuống, thuyền về các xã phía Đông Nam của huyện, rồi ra biển, ngược lên cửa Đáy, hay xuôi về cửa Lèn, cửa Lạch Bạng giao lưu với cả vùng rộng lớn trong và ngoài tỉnh. Trước kia, HTX nông nghiệp có một đội thuyền chuyên vận chuyển lương thực, phân bón, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống Nhân dân. Bắc qua con sông Hoạt là cầu Điền Hộ nối làng Nhân Sơn và xã Nga Điền. Dưới làng Tân Hải có bến đò Thánh Giá và ở làng Tân Phát có bến đò Càn thuận tiện cho việc giao lưu đi lại giữa vùng Nga Phú và xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Địa bàn xã có nhiều tụ điểm giao lưu kinh tế giữa đường thuỷ và đường bộ như: khu Bến Lở, cầu Điền Hộ, ngã ba Tân Hải.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, do điều kiện kinh tế, xã hội, dân số Nga Phú tăng chậm. Sau cách mạng tháng Tám, nhất là từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, dân số tăng nhanh. Nếu như năm 1945, dân số của xã chỉ khoảng 1.500 người, thì đến năm 1975 số người đã là 4.305 (tăng gần gấp 3 lần). Từ những năm 80 của thế XX, thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, dần dần, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở Nga Phú giảm dần. Đến nay tỉ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.
Quá trình hình thành làng xã: Theo CH.Robequain: “Việc cư dân trên các vùng đất mặn này ở Thanh Hoá bắt đầu từ năm 1846 thành lập làng Tòng Chính (tổng Tân Phong) sau đó nhiều xóm khác phát triển ra xung quanh như Tân Chính và các đất mới và các tư liệu lịch sử, vùng đất Nga Phú ngày nay có cư dân đến sinh sống khoảng trên 200 năm. Căn cứ vào chất đất ở đây có thể khẳng định, trước kia đây là một vùng biển nông. Qua truyền thuyết Mai An Tiêm cũng cho thấy, ngọn núi ở làng Văn Đức trước kia là hòn đảo rất xa bờ, bởi thế vua Hùng mới đày ông ra đấy. Nhờ hàng ngàn năm tích tụ của phù sa các sông, vùng biển trở thành các bãi lầy ven biển, cùng với bàn tay cải tạo của con người, dần dần thành mảnh đất Nga Phú màu mỡ.

Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, có hai cụ là Phạm Văn Vệ và Mai Văn Triệu, quê ở làng Thành Thôn và Hà Thôn thấy đất đai màu mỡ, rộng rãi, thuận tiện cho trồng trọt, cấy trồng, lại có sông Càn bên cạnh, trước mặt biển cả mênh mông, có thể đánh bắt thủy - hải sản, liền ở lại lập nghiệp. Các cụ liền chiêu dân lập ấp. Dần dần Nhân dân các nơi đến ở ngày càng đông, cùng nhau phát cây, đắp bờ, khai phá đất để sản xuất lập nên làng Nhân Sơn. Thấy làm ăn thuận tiện, cư dân các nơi đến ở, rồi tụ lại. Dân số phát triển ngày càng đông, một số hộ tách ra thành làng Ngoại Thôn. Tuy là hai làng, nhưng do có nhiều mối quan hệ làng xóm cũ, quan hệ huyết thống, nên Nhân Sơn và Ngoại Thôn có nhiều nét văn hoá tương đồng.

Thời kỳ này, từ làng Văn Đức trở ra đến vùng Phát Hải còn là bãi lau sậy, cỏ lác mênh mông. Để mở rộng đất sản xuất, Nhân dân hai làng Nhân Sơn và Ngoại Thôn cùng nhau phát cây, đào mương, đắp một con đê. Được con đê này bảo vệ đến khoảng cuối thế kỷ XIX, từ một vùng đất hoang hóa đã trở thành đồng ruộng, lúc đầu chỉ trồng khoai, đánh cá lặt vặt lấy cái ăn, dần dần đất được thuần hoá người ta có thể cấy cày thuận tiện. Nhân dân một số vùng, nhiều nhất là Nam Định, Thái Bình trên đường đi tìm đất sinh sống, lần lượt đến đây. Thời gian đầu, họ ở nhờ đất công của hai làng Nhân Sơn và Ngoại Thôn, sau phải bỏ tiền ra mua ruộng riêng, cứ mỗi đinh được 1,2 mẫu ruộng Trung bộ, thành ruộng riêng của mình.

Như vậy, từ một cụm dân cư ban đầu, làng Nhân Sơn rồi sau đó là làng Ngoại Thôn được hình thành, một làng ban đầu ấy đến nay phát triển thành 7 làng là một quá trình đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, xây dựng và phát triển, đã ghi lại đậm nét trong lịch sử của mỗi làng (tên gọi hiện nay là thôn).

Thôn Nhân Sơn: Theo Đồng Khánh Dư địa chí (năm 1886-1888) thôn Nhân Sơn, Ngoại Thôn thuộc xã Kiên Giáp tổng Đô Bái, là làng đầu tiên của xã Nga Phú và làng được chia thành 7 giáp (từ giáp 1 đến giáp 7). Sau này giáp lớn thành 1 làng, như làng chính Nghĩa, Phong Phú. Năm 1953, để che lấp thất bại ở chiến dịch Thượng Lào, Thực dân Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, đóng thêm vị trí ở Lọ Mật, Thủ Lợn và thực hiện dồn làng. Nửa làng Nhân Sơn, Tân Chính, Tòng Chính, Tân Phát dồn về sát nhà thờ. Từ đây, hình thành nên Nhân Sơn trong và Nhân Sơn ngoài. Năm 1969, Ủy ban Hành chính huyện Nga Sơn quyết định chuyển Sơn Trong về xã Nga An. Hiện nay, thôn có 358 hộ với 1.245 khẩu,

Thôn Văn Đức: Trước kia là xóm Liên Sơn của làng Ngoại Thôn. Có 10 cụ đầu tiên trong làng, đứng đầu là cụ Lê Văn Tín (tức ông mục Tín hay còn gọi là mục Bền) xin lập làng riêng thành thôn Văn Đức. Theo truyền lại của các cụ cao tuổi trong làng, trong đơn xin lập làng có câu “Tuy cùng thôn ấp, nhưng cách biệt trùng sơn”. Lúc đầu tên là Bãi Mắm, sau đổi thành Văn Đức, Mười cụ này, dưới thời đó mỗi cụ được hưởng một suất nhiêu nam. Làng được chia thành 4 giáp gồm: giáp Nhất, giáp Nhì, giáp Ba, giáp Tư. Làng có đền thờ Mai An Tiêm, miếu thờ Đức Bản Cảnh (miếu Ký Niên) và miếu thờ ông Tàu (miếu trắng). Hiện nay, thôn có 204 hộ với 650 khẩu.

Thôn Chính Nghĩa: Là giáp 7 của làng Ngoại Thôn, trong quá trình phát triển, đã nhập vào làng Thịnh Phú. Năm 1941, thành lập xứ Chính Nghĩa, lúc này phân chia lại các họ đạo. Xứ Chính Nghĩa có các họ: Chính Nghĩa, Nam Ngưu, Yên Nghiệp, Hội Ba, Sen. Hiện nay, thôn có 193 hộ với 639 khẩu

Thôn Phong Phú: Hai cụ Nguyễn Văn Chính và Nguyễn Văn Bảng thuộc giáp Nhất của làng Nhân Sơn, đứng đầu thành lập ra ấp Phong Phú. Trong quá trình phát triển, số đinh ngày càng nhiều, phong phú được công nhận là làng

Nằm cạnh dòng sông Càn, Nhân dân thôn Phong Phú có truyền thống trồng lúa nước và cói, có nghề dệt chiếu từ thời xưa. Nay, thôn nằm ở vị trí trung tâm xã Nga Phú, có đường trục chính chạy qua, thuận tiện cho giao lưu hàng hoá. Từ khi 2 cụ họ Nguyễn xin lập làng, đến nay đã có 10 dòng họ về đây ngụ cư như: họ Đinh, họ Phạm, họ Mai, họ Hoàng, họ Trần, họ Bùi… Dấu ấn của các dòng họ về đây còn khá rõ qua việc phân tách các cụm dân cư trong thôn. Hiện nay, thôn có 284 hộ với 972 khẩu.

Thôn Tân Thịnh: Trước kia thuộc giáp 5 của làng Nhân Sơn, khi lập làng có tên là Tân Bồi. Cũng như các làng trong xã, trước kia đây là mảnh đất mới được phù sa bồi đắp. Tuy đất đai màu mỡ nhưng lầy thụt, cỏ dại, năn, sậy um tùm, lại bị nhiễm mặn nặng. Các cụ của họ: Trần, Phạm, Nguyễn, Đinh từ Trà Lũ (Nam Định) về đây lập nghiệp. Sau này có thêm họ: Lê, Mai, Vũ đến cùng chung sức khai khẩn đất đai, dân số thêm đông, đất đai mở rộng mà phát triển dần thành làng. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đổi là thôn Tân Thịnh. Đây là thôn công giáo toàn tòng. Hiện nay, thôn có 173 hộ với 628 khẩu.

Thôn Tân Hải: Theo lời kể của các cụ già, lúc đầu có hai dòng họ: là họ Trần, họ Phạm đến ở rìa làng Tân Bồi (tức Tân Thịnh) rồi dần dần phát cỏ, sậy lấn dần về phía Nam. Dân số ngày càng đông, có thêm họ: Nguyễn, Vũ đến, họ tiếp tục mở rộng đất, trồng cói, đánh bắt tôm cá, mở đường đi lại và lấy tên làng là Tân Hải.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, làng có 4 giáp là: Yên Nhân, Yên Nghĩa, Yên Trạch, Yên Phú. Hiên nay, thôn có 99% số người theo đạo Công giáo. Trong thôn có nhà thờ Tân Hải. Đây là nhà thờ vào loại lớn trong vùng, năm 1911, nhà xứ Tân Hải mới chính thức được công nhận. Trước kia ruộng đất do nhà chung quản lý, số ruộng tư không nhiều, Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề trồng cói và dệt chiếu, từ năm 2013 thực hiện chủ trương của cấp trên, nhân dân trong thôn đã chuyển đổi sang cấy lúa đối với các diện tích trồng cói kém hiệu quả. Hiện nay, làng có 285 hộ với 1.127 khẩu.

Thôn Tân Phát: Vào đầu thế kỷ XIX, nơi đây vẫn còn là một vùng đất hoang đầy cỏ dại, sậy, lác. Ba dòng họ đầu tiên từ Nam Định đến đây lập nghiệp là: họ Vũ, họ Nguyễn, họ Trần lúc này thuộc giáp Tân Hưng, làng Tân Chính với khoảng hơn 20 gia đình gồm 150 khẩu, khoảng 80 mẫu ruộng. Sau đó đổi tên là Tân Phát. Mỗi ông đứng đầu họ được chia 12 mẫu, còn lại chia cho giáo dân, ruộng đất chủ yếu do nhà chung quản lý. Trong làng có 98% số người theo đạo Công giáo. Hiện nay, làng có 246 hộ với 969 khẩu.

Như vậy, có thể thấy rõ quá trình hình thành làng xã ở Nga Phú ngày nay hơn 200 năm lại đây. Các làng của Nga Phú trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc tổng Tân Phong và tổng Đô Bái huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện chủ trương bỏ cấp tổng, thành lập xã. Các làng Nhân Sơn, Văn Đức, Phong Phú thuộc xã Thái Hoà; Thịnh Phú, Tân Hải lập thành xã Phú Hải. Tháng 4 -1949, hai xã Thái Hoà và Phú Hải sáp nhập thành xã Nhân Phú. Đến năm 1956, thực hiện chủ trương của Ủy ban Hành chính huyện Nga Sơn, tất cả các xã đều lấy tên là “Nga” nên xã Nhân Phú đổi tên thành xã Nga Phú. Năm 2023, toàn xã có 7 thôn : Nhân Sơn, Văn Đức, Phong Phú, Chính Nghĩa, Tân Thịnh, Tân Hải và Tân Phát. Mỗi thôn là một điểm tụ cư của nhiều dòng họ từ nhiều miền quê đến lập nghiệp. Các dòng họ đã đoàn kết đấu tranh với thiên nhiên, khai phá cải tạo đất đai, bảo vệ xóm làng. Tất cả đều có chung một điểm là tiến dần ra biển để mở đất, lập làng, xây dựng thôn quê trù phú.

Về cơ cấu dân số: Số nhân khẩu nữ chiếm 53%, số nhân khẩu nam chiếm 47%, số người trong độ tuổi lao động là 40%, số người trong độ tuổi còn đi học là 42%. Đây vừa là điều kiện để phát triển nguồn lao động cho tương lai, vừa là áp lực trong việc ổn định đời sống, giải quyết việc làm hiện tại.Tổng số hộ dân: có 1.743 hộ với số nhân khẩu có mặt tại địa phương tại thời điểm 01/10/2023 là 6.230 người. Trong đó có tỷ lệ người dân công giáo là 53,7% thuộc các thôn Chính Nghĩa, Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát. Các cơ sở tín ngưỡng Tôn giáo của xã bao gồm: Khu di tích lịch sử đền thờ Mai An Tiêm; Nghè Nhân Sơn; Miếu thổ thần và Phủ mẫu Phong Phú; Nhà thờ xứ Chính Nghĩa; Nhà thờ xứ Tân Hải.
Sưu tầm và biên soạn tin bài: Nguyễn Thị Kiều Oanh (Công chức Văn phòng - Thống kê xã)


Lịch sử hình thành

Đăng lúc: 21/10/2023 09:48:03 (GMT+7)

Nga Phú là xã thuộc đồng bằng ven biển, nằm ở phía Đông Bắc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá (cách trung tâm huyện khoảng 12 km theo đường chim bay). Phía Bắc giáp xã Nga Điền; phía Nam giáp xã Nga Thái; phía Tây giáp xã Nga An và xã Nga Thái; phía Đông giáp xã Nga Điền và xã Văn Hải (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình với ranh giới tự nhiên là sông Càn).

Nga Phú trải dài theo đê sông Càn, với chiều dài từ Bắc xuống Nam là 5 km, chiều rộng từ Đông sang Tây là 2,5 km. Điểm cực Bắc là xóm Nhân Sơn. Điểm cực Đông là xóm Phong Phú. Điểm cực Tây là cánh đồng xóm Chính Nghĩa. Điểm cực Nam là xóm Tân Phát. Với diện tích tự nhiên là 777,3 ha (trước năm 2016, diện tích đất tự nhiên là 781,64 ha đến năm 2016 sau khi quy hoạch xây dựng nông thôn mới diện tích đất tự nhiên còn 777,3 ha), trong đó diện tích đất nông nghiệp là 401,20 ha, còn lại là các loại đất khác.

Địa hình xã Nga Phú thấp, tương đối bằng phẳng và nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Cũng như các xã trong huyện Nga Sơn, Nga Phú thuộc đồng bằng châu thổ, do phù sa của biển và sông Đáy bồi đắp. Tuy nhiên, điểm khác biệt của Nga Phú so với các địa phương trong khu vực, đây là vùng đất mới được hình thành, tính theo tuổi địa chất cách đây chừng năm thế kỷ. Đây còn là một vùng biển nông, thỉnh thoảng có hòn đảo nhỏ nhô lên, nhờ sự bồi đắp tích tụ phù sa của biển và sông Đáy ở phía Đông Bắc, sông Càn chảy qua khu vực xã và sông Lèn ở phía Nam, mà cả một vùng đất như: Nga Thuỷ, Nga Tiến, Nga Tân, Nga Thái, Nga Phú…được tạo thành. Ở phía Tây Nam của xã có núi Mai An Tiêm, một ngọn núi chứa nhiều huyền thoại, với câu chuyện “Sự tích dưa hấu” đặc sắc trong kho tàng chuyện cổ tích Việt Nam. Núi Mai An Tiêm với diện tích chừng khoảng 382.200m2, cao khoảng 350 m, tạo nên nét riêng biệt trong bức tranh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình của Nga Phú. Đây là nguồn tài nguyên lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh đặc sắc để có thể giúp Nga Phú trở thành điểm du lịch văn hoá tâm linh, sinh thái nổi tiếng của Thanh Hoá.

Là vùng đất được bồi tụ bởi phù sa sông và biển, đất đai ở Nga Phú có đặc điểm tơi xốp, độ phì cao, thường trung tính, rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng như các địa phương trong vùng, ở Nga Phú, do có hệ thống đê nên đất ở đây không được bồi đắp thường xuyên, làm giảm độ phì, mặt khác lại ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều lên qua hệ thống sông Hoạt, nên đất bị nhiễm mặn và phèn nhiều. Muốn tăng năng suất cây trồng phải tích cực cải tạo đồng ruộng và có biện pháp chống nhiễm mặn, nhất là khi có triều cường và bão lũ.

Nằm ở vùng đồng bằng Thanh Hoá, Nga Phú có chung kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt, nóng ẩm về mùa hè, khô hanh về mùa đông. Khoảng từ tháng 4 đến tháng 10 thời tiết thường xuyên nóng ẩm, mưa nhiều. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm là tháng 7. Tháng có lượng mưa trung bình lớn nhất trong năm là tháng 8. Thời gian này, thường có gió Lào, tính chất khô nóng, tần xuất ở Nga Phú không cao, nhưng khí hậu cũng rất khô nóng. Đồng thời, vào mùa này thường xuất hiện các cơn bão. Với sức gió và lượng mưa lớn, bão thường gây thiệt hại nặng nề về người và của cho Nhân dân địa phương. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa mưa ít, trời lạnh. Lượng mưa trung bình ít nhất và nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là tháng 1. Xưa kia, đây là giai đoạn sản xuất gặp nhiều khó khăn do thiếu nước. Tuy nhiên, bên cạnh sự bất cập trên, đồng thời với sự ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tràn về làm nhiệt độ hạ thấp, đã tạo nên sự đa dạng phong phú trong cơ cấu giống cây trồng ở địa phương, điển hình là việc trồng các cây rau vụ đông. Là xã ven biển, Nga Phú chịu tác động sâu sắc của khí hậu duyên hải. Ngoài chịu sự tác động của gió mùa, Nhân dân địa phương còn chịu ảnh hưởng của gió biển và gió đất. Đặc điểm của gió này là ban ngày thổi từ biển vào, ban đêm thổi từ phía đất liền ra. Nhờ vậy mà không khí ở đây được điều hoà, ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ và sản xuất của Nhân dân.

Phía Đông Bắc của xã là con sông Càn có chiều dài 6 km. Đây là một con sông không lớn nhưng lại kết nối thông thủy với nhiều sông khác và nó trực tiếp đổ ra biển Đông tại cửa Lạch Càn ([1]). Chế độ nước của sông Hoạt theo mùa. Mùa đông ít mưa, dòng sông thu hẹp lại, những bãi bồi nhô lên hai bên bờ, Nhân dân từ xa xưa đã trồng cói. Mùa hè, dòng sông dềnh lên, rộng chừng 40 - 50 mét, khi nước lớn có khi rộng cả trăm mét. Xét ở góc độ vùng, lượng phù sa sông Hoạt không lớn, nhưng ở tiểu vùng, phù sa của sông đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành địa hình của xã và chất đất đặc trưng của vùng châu thổ này. Ở Nga Phú không có hồ lớn, nhưng hầu hết các gia đình đều có ao. Từ xưa, bờ ao cùng với lũy tre làng đã tạo nên bức phên dậu bảo vệ làng. Mặt khác, nó còn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho dân làng, tạo nên bức tranh quê nông thôn của đồng bằng Thanh Hoá.

Cho đến nay, hệ thống giao thông của Nga Phú tương đối thuận tiện cho Nhân dân đi lại. Phía Bắc có Quốc lộ số 10B nối liền hai tỉnh Thanh Hoá-Ninh Bình, có chiều dài khoảng 2,5 km chạy qua thôn Nhân Sơn. Ngoài ra, còn có đường Tỉnh lộ 524 được xây dựng năm 2007, thuộc vành đai chiến lược ven biển chạy qua các thôn Nhân Sơn, Văn Đức, Phong Phú, Tân Thịnh, Tân Hải nối liền giữa các xã vùng ven biển của huyện với chiều dài trên 4,5 km.

Về đường thuỷ, do có sông Càn chảy qua địa bàn xã ra biển, từ xưa nơi đây đã là tuyến giao thông quan trọng của vùng. Từ đây, thuyền có thể ngược lên các xã phía Tây Bắc của huyện, lên Hà Trung, Bỉm Sơn… Khi xuống, thuyền về các xã phía Đông Nam của huyện, rồi ra biển, ngược lên cửa Đáy, hay xuôi về cửa Lèn, cửa Lạch Bạng giao lưu với cả vùng rộng lớn trong và ngoài tỉnh. Trước kia, HTX nông nghiệp có một đội thuyền chuyên vận chuyển lương thực, phân bón, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và đời sống Nhân dân. Bắc qua con sông Hoạt là cầu Điền Hộ nối làng Nhân Sơn và xã Nga Điền. Dưới làng Tân Hải có bến đò Thánh Giá và ở làng Tân Phát có bến đò Càn thuận tiện cho việc giao lưu đi lại giữa vùng Nga Phú và xã Văn Hải, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

Địa bàn xã có nhiều tụ điểm giao lưu kinh tế giữa đường thuỷ và đường bộ như: khu Bến Lở, cầu Điền Hộ, ngã ba Tân Hải.
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, do điều kiện kinh tế, xã hội, dân số Nga Phú tăng chậm. Sau cách mạng tháng Tám, nhất là từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỷ XX, dân số tăng nhanh. Nếu như năm 1945, dân số của xã chỉ khoảng 1.500 người, thì đến năm 1975 số người đã là 4.305 (tăng gần gấp 3 lần). Từ những năm 80 của thế XX, thực hiện cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, dần dần, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên ở Nga Phú giảm dần. Đến nay tỉ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%.
Quá trình hình thành làng xã: Theo CH.Robequain: “Việc cư dân trên các vùng đất mặn này ở Thanh Hoá bắt đầu từ năm 1846 thành lập làng Tòng Chính (tổng Tân Phong) sau đó nhiều xóm khác phát triển ra xung quanh như Tân Chính và các đất mới và các tư liệu lịch sử, vùng đất Nga Phú ngày nay có cư dân đến sinh sống khoảng trên 200 năm. Căn cứ vào chất đất ở đây có thể khẳng định, trước kia đây là một vùng biển nông. Qua truyền thuyết Mai An Tiêm cũng cho thấy, ngọn núi ở làng Văn Đức trước kia là hòn đảo rất xa bờ, bởi thế vua Hùng mới đày ông ra đấy. Nhờ hàng ngàn năm tích tụ của phù sa các sông, vùng biển trở thành các bãi lầy ven biển, cùng với bàn tay cải tạo của con người, dần dần thành mảnh đất Nga Phú màu mỡ.

Vào khoảng giữa thế kỷ XIX, có hai cụ là Phạm Văn Vệ và Mai Văn Triệu, quê ở làng Thành Thôn và Hà Thôn thấy đất đai màu mỡ, rộng rãi, thuận tiện cho trồng trọt, cấy trồng, lại có sông Càn bên cạnh, trước mặt biển cả mênh mông, có thể đánh bắt thủy - hải sản, liền ở lại lập nghiệp. Các cụ liền chiêu dân lập ấp. Dần dần Nhân dân các nơi đến ở ngày càng đông, cùng nhau phát cây, đắp bờ, khai phá đất để sản xuất lập nên làng Nhân Sơn. Thấy làm ăn thuận tiện, cư dân các nơi đến ở, rồi tụ lại. Dân số phát triển ngày càng đông, một số hộ tách ra thành làng Ngoại Thôn. Tuy là hai làng, nhưng do có nhiều mối quan hệ làng xóm cũ, quan hệ huyết thống, nên Nhân Sơn và Ngoại Thôn có nhiều nét văn hoá tương đồng.

Thời kỳ này, từ làng Văn Đức trở ra đến vùng Phát Hải còn là bãi lau sậy, cỏ lác mênh mông. Để mở rộng đất sản xuất, Nhân dân hai làng Nhân Sơn và Ngoại Thôn cùng nhau phát cây, đào mương, đắp một con đê. Được con đê này bảo vệ đến khoảng cuối thế kỷ XIX, từ một vùng đất hoang hóa đã trở thành đồng ruộng, lúc đầu chỉ trồng khoai, đánh cá lặt vặt lấy cái ăn, dần dần đất được thuần hoá người ta có thể cấy cày thuận tiện. Nhân dân một số vùng, nhiều nhất là Nam Định, Thái Bình trên đường đi tìm đất sinh sống, lần lượt đến đây. Thời gian đầu, họ ở nhờ đất công của hai làng Nhân Sơn và Ngoại Thôn, sau phải bỏ tiền ra mua ruộng riêng, cứ mỗi đinh được 1,2 mẫu ruộng Trung bộ, thành ruộng riêng của mình.

Như vậy, từ một cụm dân cư ban đầu, làng Nhân Sơn rồi sau đó là làng Ngoại Thôn được hình thành, một làng ban đầu ấy đến nay phát triển thành 7 làng là một quá trình đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại, xây dựng và phát triển, đã ghi lại đậm nét trong lịch sử của mỗi làng (tên gọi hiện nay là thôn).

Thôn Nhân Sơn: Theo Đồng Khánh Dư địa chí (năm 1886-1888) thôn Nhân Sơn, Ngoại Thôn thuộc xã Kiên Giáp tổng Đô Bái, là làng đầu tiên của xã Nga Phú và làng được chia thành 7 giáp (từ giáp 1 đến giáp 7). Sau này giáp lớn thành 1 làng, như làng chính Nghĩa, Phong Phú. Năm 1953, để che lấp thất bại ở chiến dịch Thượng Lào, Thực dân Pháp mở rộng phạm vi kiểm soát, đóng thêm vị trí ở Lọ Mật, Thủ Lợn và thực hiện dồn làng. Nửa làng Nhân Sơn, Tân Chính, Tòng Chính, Tân Phát dồn về sát nhà thờ. Từ đây, hình thành nên Nhân Sơn trong và Nhân Sơn ngoài. Năm 1969, Ủy ban Hành chính huyện Nga Sơn quyết định chuyển Sơn Trong về xã Nga An. Hiện nay, thôn có 358 hộ với 1.245 khẩu,

Thôn Văn Đức: Trước kia là xóm Liên Sơn của làng Ngoại Thôn. Có 10 cụ đầu tiên trong làng, đứng đầu là cụ Lê Văn Tín (tức ông mục Tín hay còn gọi là mục Bền) xin lập làng riêng thành thôn Văn Đức. Theo truyền lại của các cụ cao tuổi trong làng, trong đơn xin lập làng có câu “Tuy cùng thôn ấp, nhưng cách biệt trùng sơn”. Lúc đầu tên là Bãi Mắm, sau đổi thành Văn Đức, Mười cụ này, dưới thời đó mỗi cụ được hưởng một suất nhiêu nam. Làng được chia thành 4 giáp gồm: giáp Nhất, giáp Nhì, giáp Ba, giáp Tư. Làng có đền thờ Mai An Tiêm, miếu thờ Đức Bản Cảnh (miếu Ký Niên) và miếu thờ ông Tàu (miếu trắng). Hiện nay, thôn có 204 hộ với 650 khẩu.

Thôn Chính Nghĩa: Là giáp 7 của làng Ngoại Thôn, trong quá trình phát triển, đã nhập vào làng Thịnh Phú. Năm 1941, thành lập xứ Chính Nghĩa, lúc này phân chia lại các họ đạo. Xứ Chính Nghĩa có các họ: Chính Nghĩa, Nam Ngưu, Yên Nghiệp, Hội Ba, Sen. Hiện nay, thôn có 193 hộ với 639 khẩu

Thôn Phong Phú: Hai cụ Nguyễn Văn Chính và Nguyễn Văn Bảng thuộc giáp Nhất của làng Nhân Sơn, đứng đầu thành lập ra ấp Phong Phú. Trong quá trình phát triển, số đinh ngày càng nhiều, phong phú được công nhận là làng

Nằm cạnh dòng sông Càn, Nhân dân thôn Phong Phú có truyền thống trồng lúa nước và cói, có nghề dệt chiếu từ thời xưa. Nay, thôn nằm ở vị trí trung tâm xã Nga Phú, có đường trục chính chạy qua, thuận tiện cho giao lưu hàng hoá. Từ khi 2 cụ họ Nguyễn xin lập làng, đến nay đã có 10 dòng họ về đây ngụ cư như: họ Đinh, họ Phạm, họ Mai, họ Hoàng, họ Trần, họ Bùi… Dấu ấn của các dòng họ về đây còn khá rõ qua việc phân tách các cụm dân cư trong thôn. Hiện nay, thôn có 284 hộ với 972 khẩu.

Thôn Tân Thịnh: Trước kia thuộc giáp 5 của làng Nhân Sơn, khi lập làng có tên là Tân Bồi. Cũng như các làng trong xã, trước kia đây là mảnh đất mới được phù sa bồi đắp. Tuy đất đai màu mỡ nhưng lầy thụt, cỏ dại, năn, sậy um tùm, lại bị nhiễm mặn nặng. Các cụ của họ: Trần, Phạm, Nguyễn, Đinh từ Trà Lũ (Nam Định) về đây lập nghiệp. Sau này có thêm họ: Lê, Mai, Vũ đến cùng chung sức khai khẩn đất đai, dân số thêm đông, đất đai mở rộng mà phát triển dần thành làng. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, đổi là thôn Tân Thịnh. Đây là thôn công giáo toàn tòng. Hiện nay, thôn có 173 hộ với 628 khẩu.

Thôn Tân Hải: Theo lời kể của các cụ già, lúc đầu có hai dòng họ: là họ Trần, họ Phạm đến ở rìa làng Tân Bồi (tức Tân Thịnh) rồi dần dần phát cỏ, sậy lấn dần về phía Nam. Dân số ngày càng đông, có thêm họ: Nguyễn, Vũ đến, họ tiếp tục mở rộng đất, trồng cói, đánh bắt tôm cá, mở đường đi lại và lấy tên làng là Tân Hải.

Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, làng có 4 giáp là: Yên Nhân, Yên Nghĩa, Yên Trạch, Yên Phú. Hiên nay, thôn có 99% số người theo đạo Công giáo. Trong thôn có nhà thờ Tân Hải. Đây là nhà thờ vào loại lớn trong vùng, năm 1911, nhà xứ Tân Hải mới chính thức được công nhận. Trước kia ruộng đất do nhà chung quản lý, số ruộng tư không nhiều, Nhân dân sống chủ yếu bằng nghề trồng cói và dệt chiếu, từ năm 2013 thực hiện chủ trương của cấp trên, nhân dân trong thôn đã chuyển đổi sang cấy lúa đối với các diện tích trồng cói kém hiệu quả. Hiện nay, làng có 285 hộ với 1.127 khẩu.

Thôn Tân Phát: Vào đầu thế kỷ XIX, nơi đây vẫn còn là một vùng đất hoang đầy cỏ dại, sậy, lác. Ba dòng họ đầu tiên từ Nam Định đến đây lập nghiệp là: họ Vũ, họ Nguyễn, họ Trần lúc này thuộc giáp Tân Hưng, làng Tân Chính với khoảng hơn 20 gia đình gồm 150 khẩu, khoảng 80 mẫu ruộng. Sau đó đổi tên là Tân Phát. Mỗi ông đứng đầu họ được chia 12 mẫu, còn lại chia cho giáo dân, ruộng đất chủ yếu do nhà chung quản lý. Trong làng có 98% số người theo đạo Công giáo. Hiện nay, làng có 246 hộ với 969 khẩu.

Như vậy, có thể thấy rõ quá trình hình thành làng xã ở Nga Phú ngày nay hơn 200 năm lại đây. Các làng của Nga Phú trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc tổng Tân Phong và tổng Đô Bái huyện Nga Sơn, phủ Hà Trung. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, thực hiện chủ trương bỏ cấp tổng, thành lập xã. Các làng Nhân Sơn, Văn Đức, Phong Phú thuộc xã Thái Hoà; Thịnh Phú, Tân Hải lập thành xã Phú Hải. Tháng 4 -1949, hai xã Thái Hoà và Phú Hải sáp nhập thành xã Nhân Phú. Đến năm 1956, thực hiện chủ trương của Ủy ban Hành chính huyện Nga Sơn, tất cả các xã đều lấy tên là “Nga” nên xã Nhân Phú đổi tên thành xã Nga Phú. Năm 2023, toàn xã có 7 thôn : Nhân Sơn, Văn Đức, Phong Phú, Chính Nghĩa, Tân Thịnh, Tân Hải và Tân Phát. Mỗi thôn là một điểm tụ cư của nhiều dòng họ từ nhiều miền quê đến lập nghiệp. Các dòng họ đã đoàn kết đấu tranh với thiên nhiên, khai phá cải tạo đất đai, bảo vệ xóm làng. Tất cả đều có chung một điểm là tiến dần ra biển để mở đất, lập làng, xây dựng thôn quê trù phú.

Về cơ cấu dân số: Số nhân khẩu nữ chiếm 53%, số nhân khẩu nam chiếm 47%, số người trong độ tuổi lao động là 40%, số người trong độ tuổi còn đi học là 42%. Đây vừa là điều kiện để phát triển nguồn lao động cho tương lai, vừa là áp lực trong việc ổn định đời sống, giải quyết việc làm hiện tại.Tổng số hộ dân: có 1.743 hộ với số nhân khẩu có mặt tại địa phương tại thời điểm 01/10/2023 là 6.230 người. Trong đó có tỷ lệ người dân công giáo là 53,7% thuộc các thôn Chính Nghĩa, Tân Thịnh, Tân Hải, Tân Phát. Các cơ sở tín ngưỡng Tôn giáo của xã bao gồm: Khu di tích lịch sử đền thờ Mai An Tiêm; Nghè Nhân Sơn; Miếu thổ thần và Phủ mẫu Phong Phú; Nhà thờ xứ Chính Nghĩa; Nhà thờ xứ Tân Hải.
Sưu tầm và biên soạn tin bài: Nguyễn Thị Kiều Oanh (Công chức Văn phòng - Thống kê xã)


Công khai KQ giải quyết TTHC